Khi còn nhỏ, trẻ rất sợ đau. Chính vì thế, tiêm phòng khiến trẻ đau đớn và sợ hãi. Nếu bạn cũng có con nhỏ, bạn có biết cách khiến trẻ bớt khóc khi tiêm phòng chỉ bằng hành động đơn giản? Bài viết này sẽ giúp con bạn yên tâm hơn và ngoan hơn khi tiêm phòng đấy!
Ôm trẻ khi tiêm phòng giúp trẻ bớt khóc
Bạn đã thực hiện tiêm chủng cho con mình những mũi tiêm nào? Viêm não Nhật Bản? Sởi? Bạch hầu? Ho gà? Uốn ván? Lao? Rubela?… Mỗi năm có hàng trăm triệu trẻ được tiêm chủng trên toàn thế giới và hầu hết các trẻ dều khóc với sự đau đớn và cảm giác mất an toàn trong quá trình tiêm.
Bên cạnh đó, trong trường hợp trẻ bị bệnh, bên cạnh số thuốc trẻ được uống, tiêm cũng là biện pháp thường được áo dụng. Và tất nhiên, trẻ cũng hay khóc trong trường hợp này. Không thể phủ nhận, các mũi tiêm dù ở bắp tay, bắp đùi hay mông, ven đều khiến trẻ đau đớn và sợ hãi. https://bitcoinbetsport.com/
Làm thế nào để trẻ bớt khóc khi tiêm phòng?
Trẻ sơ sinh khi tiêm phòng và tiêm thuốc điều trị sẽ bớt khóc nếu được cha mẹ ôm, uống nước đường và ngậm núm vú giả. Những thủ thuật đơn giản này có thể giúp các ông bố bà mẹ bớt căng thẳng và công việc này chỉ mất khoảng 5 giây so với cách cổ điển trước đây mà nhiều người áp dụng là đạt trẻ nằm trên bàn rồi tiêm.
Bác sĩ Evelyn Cohen Reis tại bệnh viện Pittsburgh phát biểu: “Sự can thiệp đơn giản mà hiệu quả này có thể trở thành một tiêu chuẩn trong hoạt động tiêm chủng của trẻ sơ sinh.”
Càng ngày càng có nhiều loại thuốc tiêm chủng ra đời. Đồng nghĩa với điều đó, hiện nay trẻ em 2 tuổi có thể phải nhận tới 20 mũi tiêm phòng, chưa kể các mũi tiêm điều trị bệnh khi trẻ ốm đau, có bệnh tật phát sinh. Vì vậy, việc giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng là một vấn đề đáng được quan tâm.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên 116 trẻ 2 tuổi tại bệnh viện Pittsburgh khi các con được tiêm chủng 4 mũi. Với những trẻ được uống nước đường 2 phút trước khi tiêm, sau đó ngậm một núm vú giả trong khi tiêm và được ôm, đợt khóc ở mũi đầu tiên kéo dài 19 giâu, so với 58 giây của những trẻ thông thường. Cả quá trình khóc kéo dài 92 giây so với 118 giây ở những trẻ trước đó.
Tóm lại
Rõ ràng chỉ với một hành động nhỏ và vô cùng đơn giản, trẻ sơ sinh khi tiêm sẽ cảm thất yên tâm hơn, trẻ bớt khóc và hạn chế cơn khóc kéo dài sau khi tiêm vì đau đớn. Vậy tại sao các cha mẹ không thực hiện điều này?
Thiết bị y tế Việt Mỹ hy vọng với bài viết này, bạn sẽ trải qua quá trình tiêm phòng cùng con nhẹ nhàng hơn, con cũng ít có cảm giác đau hơn. Đồng thời, tre bot khoc khi tiem phong hơn để cha mẹ yên tâm hơn. Khi theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi tiêm phòng, cha mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo trán để đo nhiệt độ nhanh chóng hơn.
iMedicare chúc con khỏe mạnh và mau lớn!