Với những chị em đang mong ngóng có con thì việc thắc mắc trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai là câu hỏi tất yếu. Vậy trên thực tế trễ kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm để biết tình trạng thai nhi trong bụng? Hay cứ có cảm giác nghén, mệt mỏi rồi mới đi siêu âm?… Bài viết dưới đây iMediCare giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc.
Trễ kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm thấy thai để biết tình trạng thai nhi
Siêu âm thai là một trong những phương pháp giúp chị em biết tình trạng thai kỳ cũng như nhìn thấy hình ảnh thai nhi trong tử cung. Thời điểm đi siêu âm rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến kết quả siêu âm của thai nhi. Do đó việc siêu âm thai nhi cần tiến hành vào đúng thời điểm.
Vậy trễ kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm thai nhi cho kết quả chính xác 100%? Các bác sĩ cho biết điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có việc lựa chọn phương pháp siêu âm thai nhi. Hiện nay có hai phương pháp siêu âm thai nhi được sử dụng phổ biến là: Siêu âm đầu rò, siêu âm cả vùng bụng.
Siêu âm đầu rò
Đây là phương pháp siêu âm có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện thai kỳ sớm. Theo đó việc siêu âm đầu rò có thể giúp chị em biết được thai kỳ khoảng 17 ngày sau khi có hiện tượng thụ tinh. Có nghĩa là sau khi chậm kinh 7 ngày chị em có thể siêu âm đâu rò và cho kết quả gần như chính xác.
Siêu âm vùng bụng
Phương pháp siêu âm này được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Siêu âm vùng bụng sẽ đoán biết chính xác khả năng mang thai của nữ giới muộn hơn so với siêu âm đầu rò, có nghĩa là khoảng 6 tuần sau khi thụ tinh. Có nghĩa tương đương với việc chậm kinh khoảng 3-4 tuần, chị em có thể đi siêu âm để biết chính xác tình trạng của thai kỳ.
Ngoài ra trong một vài trường hợp, chậm kinh 7-10 ngày vẫn có thể phát hiện được tình trạng thai kỳ sớm. Tuy nhiên những trường hợp này không nhiều. Các bác sĩ đưa lời khuyên, thời gian trễ kinh càng dài kết quả siêu âm càng chính xác.
Có thai bao lâu thì siêu âm nhìn thấy thai nhi?
Từ lúc hình thành túi thai cho đến sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của các em bé trong túi thai là một hành trình đáng nhớ. Người mẹ, người bố có thể nhìn được điều này qua phương pháp siêu âm.
Kể từ 7-8 ngày sau khi rụng trứng được thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung của mẹ để phát triển thành phôi thai. 17 ngày tiếp sau đó các bác sĩ đã có thể phát hiện ra túi thai qua phương pháp siêu âm đầu dò qua âm đạo của người mẹ. Túi thai được hình thành trong cơ thể của mẹ với đường kính từ 2-3 mm. Nếu sau 17 ngày chị em vẫn chưa nhìn thấy túi thai chị em có thể đi siêu âm lần nữ ở tuần thứ 5-6 của thai kỳ.
Sự phát triển của phôi thai trong túi thai
Bắt đầu từ tuần 5 kể từ khi trứng được thụ tinh, quá trình hình thành phôi thai được diễn ra trong cơ thể của mẹ, từ đó em bé sẽ phát triển trong từng giai đoạn của thai kỳ.
Trong quá trình phát triển của phôi thai, nhau thai làm nhiệm vụ kết nối giữa phôi thai cùng với thành tử cung của mẹ qua dây rốn. Ngoài việc cung cấp oxy cùng các chất dinh dưỡng để nuôi phôi thai, nhau thai còn là nơi để loại bỏ các chất thải của em bé. Nhau thai là bộ phận quan trọng để bảo vệ cho thai nhi trong suốt thai kỳ.
Kể từ khi được hình thành trong tử cung của mẹ, phôi thai sẽ phát triển nhanh chóng đồng thời hình thành các cơ quan, bộ phận để trở thành một cơ thể hoàn chỉnh. Một trong số đó là hệ thần kinh sẽ là cơ quan được hình thành đầu tiên. Các hình thức não, dây thần kinh và tủy sống của thai nhi cũng sẽ được hình thành trong giai đoạn này.
Từ ngày thứ 16 của thai kỳ
Từ ngày thứ 16 của thai kỳ, phôi thai có xuất hiện ở trong tử cung của người mẹ và bắt đầu hình thành 2 mạch máu rồi phát triển thành 2 ống dẫn tim. Dù chưa có hình dáng rõ nhưng tim thai đã có thể đảm nhiệm chức năng co bóp. Phải đến tuần thứ 16 của thai kỳ, tim thai được hoàn thiện cả mặt cấu trúc lẫn chức năng. Khi đó, tim thai sẽ bơm khoảng 24 lít máu mỗi ngày và nhịp tim của thai nhi sẽ giao động từ 120-160 nhịp/ phút.
Giai đoạn phôi thai
Ở giai đoạn phôi thai, các bộ phận như mắt, mũi, mồm… của em bé bắt đầu được hình thành. Mắt và tai sẽ được hình thành trước tiên, sau đó đến 2 mắt của bé bắt đầu di chuyển về phía trước và hình thành mí mắt. Tiếp theo là trán, má, mũi, môi và hàm. Cùng với đó là môi, miệng, lưỡi của em bé được hình thành.
Ngoài ra, tay và chân cũng được hình thành và phát triển từ phôi. Các đặc điểm về ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân sẽ được tiếp tục phát triển hoàn chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.
Giai đoạn này, cơ quan sinh dục cũng bắt đầu hình thành. Các tế bào phôi phát triển thành hình thức trứng hoặc là hình thức tinh trùng. Theo đó, âm đạo và dương vật được hình thành cuối giai đoạn phôi.
Bên cạnh đó các cơ bắp của thai nhi cũng được hình thành. Nếu các cơ bắp, dây thần kinh của bé làm việc cùng nhau thì em bé sẽ di chuyển có ý thức ở trong bụng mẹ. Trong suốt thai kỳ, các cơ quan, bộ phận cùng cơ bắp của em bé sẽ phát triển cho đến khi hoàn thiện.
Đến đây thì bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm để biết tình trạng thai nhi trong bụng? iMediCare hy vọng bài viết này mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.