Tư thế nằm đúng cho bệnh nhân liệt nửa người

Liệt nửa người là trường hợp người bệnh bị liệt một tay, một chân và nửa mặt cùng bên. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng liệt nửa người có thể là do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, cũng có thể liệt xuất hiện từ từ và tăng dần một cách chậm chạp thường gặp trong các trường hợp khối phát triển, liệt xuất hiện từ từ, tiến triển tăng dần theo kiểu bậc thang thường do các bệnh thoái hoá (xơ cột bên teo cơ,…)

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng khi bị liệt nửa người như thế nào?

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng khi bị liệt nửa người là phương pháp cần được thực hiện ngay sau các cơn đột quỵ, sau khi xuất hiện tượng bị liệt. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị liệt nửa người giúp bệnh nhân giảm các cơn cơ cứng ở chân tay, thân mình, phòng ngừa các biến chứng và thương tật thứ cấp như loét, nhiễm trùng hô hấp. Giúp bệnh nhân sớm hồi phục các cử động, phục hồi chức năng vận động sớm hòa nhập với cuộc sống.

tu-the-nam-cho-benh-nhan-liet-nua-nguoi

Trong quá trình thực hiện phục hồi chức năng bệnh nhân phải phối hợp chặt chẽ với người hỗ trợ điều trị, để quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả và không mất nhiều thời gian. Trong đó tư thế nằm khi bị liệt nửa người là việc vô cùng quan trọng, người bệnh nên nằm ở các tư thế đúng theo mẫu phục hồi để phòng ngừa các biến chứng và thương tật thứ cấp đặc biệt là co cứng và co rút sau này.

Nếu đã có co cứng thì sử dụng kĩ thuật vị thế để ức chế và chống lại mẫu co cứng, kết hợp cùng với các kĩ thuật tập luyện khác trong quá trình phục hồi.

1.Nằm nghiêng về phía bên liệt

– Đầu bệnh nhân: có gối đỡ chắc chắn, không để đầu bị đẩy ra sau, các đốt sống cổ phía trên ở tư thế hơi gấp.

– Thân mình: bệnh nhân nằm ở tư thế nửa ngửa, có gối đỡ phía lưng.

– Tay liệt: khớp vai, xương bả vai được đưa ra trước, tay duỗi 900 với thân, khớp khuỷu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay, các ngón tay duỗi và dạng.

– Tay lành: ở vị trí nghỉ ngơi trên thân hoặc trên gối đỡ phía sau lưng, để trợ giúp giữ thân mình ở tư thế nửa ngửa.

– Chân liệt: ở tư thế khớp háng duỗi và khớp gối hơi gấp.

– Chân lành: có gối đỡ ở phía trước, cao ngang mức với thân, khớp háng và khớp gối gấp

2.Nằm nghiêng về phía bên lành

– Đầu bệnh nhân: có gối đỡ chắc chắn như nằm nghiêng về phía bên liệt, không để đầu bị đẩy ra sau.

– Thân mình: vuông góc với mặt giường, có gối đỡ phía lưng.

– Tay liệt: có gối đỡ phía trước cao ngang mức với thân mình, khớp vai và khớp khuỷu gấp.

– Chân liệt: có gối đỡ phía trước cao ngang mức với thân để giữ thân mình vuông góc với mặt giường; khớp háng và khớp gối gấp.

– Tay lành: ở dưới gối hoặc ngang qua ngực, chân lành ở tư thế khớp háng duỗi, khớp gối hơi gấp.

3.Nằm ngửa tay duỗi dọc theo chân

– Đầu bệnh nhân: có gối đỡ chắc chắn, không gối quá cao, không để các đốt sống cổ và ngực bị gấp.

– Mặt bệnh nhân nhìn thẳng ra trước hoặc quay sang bên liệt

– Vai bên liệt: có gối mỏng đỡ dưới xương bả vai để giữ vai ở vị thế đưa ra trước.

– Tay bên liệt: xoay ngửa, duỗi dọc theo thân mình, hoặc dạng ngang, hoặc duỗi thẳng lên phía đầu, các ngón tay duỗi và dạng.

– Hông bên liệt: có gối mỏng đỡ dưới hông giữ khớp háng duỗi, đưa ra trước.

– Chân bên liệt: có gối đỡ dưới khoeo giữ khớp gối gấp, có gối đỡ phía mắt cá ngoài giữ cho chân bên liệt không đổ ra ngoài.

– Chân và tay lành: được đặt ở vị trí mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Lưu ý: Cứ 3-4 giờ phải lăn trở và thay đổi tư thế nằm cho người bệnh.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng loét da

Để hạn chế tối đa những yếu tố làm tăng quá trình loét da, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, 1-2 giờ thay đổi tư thế người bệnh kiểm tra và làm vệ sinh như lau khô mồ hôi, làm mát vùng tỳ đè. Tất cả các gối kê cần giữ tư thế sinh lý của cột sống, của chi và chống loét do đè ép.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thân thể người bệnh. Người bệnh phải được nằm nơi thông thoáng và khô ráo.

Các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng nệm cho người bị liệt để lót cho bệnh nhân nằm, đệm chống loét có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự thông thoáng vùng da cọ sát, đồng thời giúp người chăm sóc đỡ phải thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân hay làm khô vùng da ẩm ướt.

Sản phẩm đệm chống loét iMediCare

Đệm chống loét iMediCare là thương hiệu nổi tiếng tại Singapore, được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty cổ phần thiết bị y tế và công nghệ Việt Mỹ.

Đệm chống lở loét iMediCare iAM-8P

Tính năng của sản phẩm:

– Ngăn chặn và chữa trị chứng lở loét do nằm lâu của các bệnh nhân bị liệt, phỏng, gãy xương hoặc sau phẫu thuật.

– Giúp bệnh nhân được massage nhờ sự luân chuyển của các múi đệm

– Sử dụng máy bơm không khí tự nhiên đưa vào đệm, đồng thời có chế độ van đảo 2 chiều giúp không khí lưu thông ở mặt đệm luôn ở mức 27 – 28 độ C (trong điều kiện thời tiết bình thường)

– Đệm dầy 0.3mm, được từ PVC y tế, tiêu chuẩn châu Âu (CE mark), không gây dị ứng hay khó chịu cho người sử dụng.

– Bơm điện siêu êm, không ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh (độ ồn <20dB)

– Dễ dàng di chuyển, gấp gọn và vệ sinh

Để mua hàng các bạn vui lòng liên hệ hotline(24/24): 1900.633.985 để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ.

Hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Công ty cổ phần thiết bị y tế và công nghệ Việt Mỹ

  • Miền Bắc: Số 1 Ngõ 68 Ngụy Như Kon Tum, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
  • Miền Nam: Số 156/7E/3 Tô Hiến Thành, P. 15, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top