Truyền nước là việc khá phổ biến hiện nay, bất kỳ ai chỉ cần hơi mệt mỏi một chút đều có suy nghĩ ngay rằng mình cần truyền dịch, truyền nước ngay lập tức. Tuy nhiên điều này có an toàn hay không? Có tốt hay không? Người bị tụt huyết áp có nên truyền dịch không? Hãy cùng iMediCare giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.
Truyền nước là tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt những chất có lợi cho cơ thể nhằm hỗ trợ bệnh, phục hồi sức khỏe trong trường hợp bệnh nhân không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.
Tụt huyết áp có nên truyền nước hay không?
Huyết áp thấp gây ra các biểu hiện trên do máu lưu thông não nên chậm, giãn mạch máu, điều này khiến cơ thể suy nhược, vì vậy truyền nước trong trường hợp này không sai.
Tuy nhiên để trả lời câu hỏi tụt huyết áp có nên truyền nước không? Người bệnh còn phải chú ý tới mức độ nặng nhẹ của bệnh, nếu chỉ đơn thuần là choáng váng, hoa mắt, truyền nước là không cần thiết.
Nhưng nếu cơ thể mệt mỏi kéo dài, thiếu nước trầm trọng, truyền nước là giải pháp cần thiết. Để thực hiện truyền nước bệnh nhân cần có sự hỗ trợ của người có chuyên môn, không được tự ý truyền nước hoặc nhờ người không chuyên môn.
Khi nào thì cần truyền dịch?
Trong cơ thể mỗi người đều có các chỉ số trung bình trong máu, về các chất như đạm, muối, đường, chất điện giải,…
Nếu một trong các chỉ số trung bình này thấp hơn mức độ cho phép thì đó có thể là lúc bạn cần truyền dịch để bù đắp sự thiếu hụt.
Trước khi có quyết định nên truyền dịch hay không, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ thường dựa vào kết quả này để đưa ra quyết định nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp không cần đợi kết quả xét nghiệm vẫn được truyền dịch ngay như bệnh nhân bị tiêu chảy mất nước trầm trọng, mất máu, người bị ngộ độc thực phẩm, suy dinh dưỡng nặng hay thời gian trước và sau khi phẫu thuật…
Phải làm gì khi bị tụt huyết áp đột ngột
Khi bị tụt huyết áp đột ngột người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi trên giường nơi thoáng mát với tư thế đầu thấp hơn chân. Song song đó cần tiến hành các biện pháp sau:
Uống thuốc trị bệnh huyết áp thấp nếu trong nhà có sẵn
Cho bệnh nhân uống liền 2 ly nước ấm to hoặc uống nước trà gừng, nước chè đặc, ăn socola
Ủ ấm cho bệnh nhân nếu thấy lạnh, day và ấn làm nóng các huyệt thái dương, phong trì
Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế cấp cứu nếu tình trạng không khá hơn
Bệnh tụt huyết áp có nguy hiểm không
Bệnh tụt huyết áp nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây tổn thương các dây thần kinh, làm cho hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng hoạt động, gây đau thắt ngực.
Nguy hiểm hơn tụt huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Một số thông tin chia sẻ hi vọng hữu ích cho các bạn, giúp các bạn giải đáp được thắc mắc tụt huyết áp có nên truyền dịch hay không cũng như biện pháp phòng ngừa tụt huyết áp.