U xương là bệnh gì?

Bệnh u xương là bệnh xảy ra khi những tế bào xương phát triển một cách mất kiểm soát hình thành nên một khối mô hay khối u. U xương bao gồm u xương lành tính và u xương ác tính. Đa số các khối u là lành tính và không thể di căn nhưng vẫn gây ra một số tổn hại cho xương. Nếu là u xương ác tính, đây được coi là một căn bệnh ung thư và có thể lan ra khắp cơ thể gây tổn thương các mô xương.

U xương là bệnh gì?

Bệnh u xương xảy ra khi các tế bào xương phát triển không kiểm soát, tạo thành một khối mô hay được gọi là khối u.

Hầu hết các khối u xương là lành tính. U xương không phải là ung thư nên không thể di căn, nhưng vẫn làm hại đến xương. Bệnh có thể làm suy yếu và làm cho các vùng bị ảnh hưởng rất dễ tổn thương khi va chạm.

Một loại khác của bệnh là u xương ác tính, đây là ung thư và có thể lan tràn ra khắp cơ thể, làm tổn thương mô xương bình thường.

Triệu chứng thường gặp

  • Có rất nhiều triệu chứng của bệnh u xương, bao gồm:
  • Khối mô khá thường phát triển một nơi nào đó trong cơ thể;
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm;
  • Sốt;
  • Cơn đau trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Với các khối u xương lành tính, bạn có thể không cảm thấy đau. Bạn sẽ không biết mình mắc bệnh nếu không nhìn thấy trên hình ảnh chẩn đoán. Vì bệnh là lành tính nên sẽ không gây tổn hại đến cơ thể. Nếu có, bạn cần phải điều trị.
  • Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân u xương

Cho đến tận ngày nay, các nhà khoa học vẫn không thể đưa ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh u xương. Giả thiết được đưa ra, khi một phần nào đó của cơ thể bạn phát triển quá nhanh, và trong quá trình phát triển bất thường đó xảy ra sự cố dẫn đến sinh ra khối u xương.

Ngoài ra, một số lý do gián tiếp khác được các nhà khoa học đưa ra gồm:

  • Di truyền
  • Gãy xương
  • Các khối u xương không được phát hiện làm yếu một phần xương gây nên gãy xương do u
  • Nhiễm phóng xạ sau xạ trị quá liều
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh ung thư ở trẻ em
  • Di căn (ung thư xương thứ phát)

Đối tượng thường mắc bệnh u xương

Bệnh u xương là hiện tượng rất phổ biến, có thể gặp và gây ảnh hưởng tới bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này bằng cách giảm thiểu những yếu tố nguy cơ gây u xương.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ u xương

U xương có thể xảy ra ở bất cứ ai, vì chưa xác định được nguyên nhân chính xác nên các biện pháp phòng ngừa còn nhiều hạn chế. Một điều rất may mắn là, chỉ 1% trong số những người mắc bệnh là u xương là ác tính nguyên phát, còn lại 99% đều là lành tính.

Các bệnh nhân bị bệnh ung thư khác sẽ có nguy cơ cao bị ung thư xương ác tính (di căn).

Điều trị u xương

Chuẩn đoán bệnh u xương

Bác sĩ sẽ đặt cho bạn vài câu hỏi về bệnh sử gia đình: người thân của bạn đã có ai từng có tiền sử mắc bệnh u xương không. Song song với đó, bác sĩ sẽ làm một loạt các xét nghiệm quy mô nhỏ để xác định xem có u xương không.

Bạn sẽ cần thực hiện một số vận động tại vị trí  xương nghi ngờ bị u. Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có nhạy cảm với các cơn đau hay bị hạn chế vận động không. Ngoài ra một vài xét nghiệm máu hoặc nước tiểu có thể được tiến hành để xác định xem có sự phát triển xương bất thường nào không. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh (Cộng hưởng từ MRI, chụp X-quang hay PET) hoặc sinh thiết (sử dụng xét nghiệm một mẫu mô ở vùng nghi ngờ bệnh để chẩn đoán u xương).

Phương pháp điều trị u xương

Với những khối u xương lành tính

Khối u này có thể phát triển hoặc tự biến mất (xảy ra đối với hầu hết những trẻ em ở trong quá trình phát triển của chúng). Nếu như có bất cứ dấu hiệu cho thấy những khối u phát triển nhanh tới mức độ mất kiểm soát và có nguy cơ chuyển thành khối u ác tính thì người bệnh cần phải phẫu thuật ngay.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đi thăm khám bệnh định kỳ. Ngoài ra bạn nên áp dụng một số loại thuốc để giúp làm giảm các khối u.

Đối với các khối u ác tính

Nếu không được điều trị kịp thời thì các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong thời gian ngắn. Việc chữa trị u xương sẽ phụ thuộc vào tình trạng ung thư đã lan tràn tới mức độ nào. Nếu các tế bào ung thư còn xảy ra tình trạng khu trú ở khối u xương, đây chính là giai đoạn tại chỗ. Các tế bào ung thư đã lan tràn tới các nơi khác thì bạn đang thuộc giai đoạn di căn (rất nghiêm trọng ).

Thông thường, biện pháp điều trị sẽ là thực hiện phẫu thuật để mổ lấy khối ung thư ra. Tiếp theo, bác sĩ sẽ cấy ghép kim loại vào phần xương bị u để phục hồi chức năng. Nếu tình trạng ung thư quá nghiêm trọng thì người bệnh sẽ cần phải được đoạn chi. song song với với phẫu thuật, xạ trị, hóa trị có thể giúp ích với bệnh nhân bằng cách làm co nhỏ khối u lại và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cải thiện tình trạng u xương

Những thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn người bệnh chế các tiến triển xấu của bệnh u xương.Một số cách để kiểm soát bệnh u xương với các biện pháp sau:

Thăm khám thường xuyên sau khi thực hiện phẫu thuật. Bạn nên tuyệt đối tránh những hoạt động nặng có nguy cơ làm tổn thương xương.

Tốc độ phục hồi của bệnh nhân u xương cũng phụ thuộc vào từng loại khối u, đương nhiên là khối u ác tính sẽ cần nhiều thời gian hồi phục hơn.

Nên tích cực tham gia vào các hội nhóm ung thư để có được sự giúp đỡ.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top