Leo núi là môn thể thao được nhiều người ưa thích và chinh phục. Nhưng bạn có biết độ cao tác động đến cơ thể người leo núi như thế nào? Và vận động viên leo núi có cần dùng máy SPO2 không?
Độ cao tác động đến cơ thể người như thế nào?
Phổi và hệ tuần hoàn của con người được tối ưu hóa để hoạt động trong điều kiện khí quyển ở độ cao ngang bằng với mực nước biển hoặc vùng lân cận. Trọng lực giữ cho không khí tập trung sát mặt đất, làm cho không khí trở nên đậm đặc và chứa nhiều oxy. Nhưng khi con người đi lên độ cao lớn, áp suất không khí giảm dần, không khí trở nên mỏng và chứa ít oxy hơn, phổi sẽ gặp nhiều khó khăn để hít thở.
Tại độ cao 2.500 m, một số người gặp triệu chứng nhẹ của tình trạng thiếu oxy lên não. Quá trình hô hấp trở nên dồn dập và nhịp tim gia tăng nhằm cung cấp đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Bạn có thể bị đau đầu hoặc buồn nôn. Nếu bạn đang uống rượu, tình trạng thiếu oxy sẽ làm tăng cảm giác say rượu.
Các vấn đề trên ngày càng nghiêm trọng hơn nếu bạn lên tới độ cao 5.500 m. Khi đó, lượng oxy trong không khí chỉ bằng một nửa so với lượng oxy ở mực nước biển.
Khu vực có độ cao trên 7.600 mét trong khí quyển được gọi là “Vùng Chết”. Ở độ cao này, con người không thể tồn tại lâu dài do thiếu oxy trong không khí loãng. Các nhà leo núi rất dễ bị say độ cao khi leo lên Vùng Chết.
Chính vì thế càng lên cao thì càng phải chú ý hơn đến lượng oxy, hay nói cách khác là nồng độ oxy trong máu.
Nguyên nhân gây ra thiếu oxy ở người leo núi
Vận động viên leo núi sẽ bị thiếu oxy do hô hấp trong trường hợp không khí loãng, không đủ oxy cho cơ thể hô hấp. Khi đó có thể vận động viên đang mắc:
Bệnh độ cao: Là hiện tượng thiếu oxy cấp tính khi chúng ta lên cao đột ngột trên 3000m hoặc bay cao trên mức giới hạn mà không có hoặc bị hỏng bình oxy
Bệnh núi cao: Là hiện tượng thiếu oxy cấp khi bạn leo lên núi cao trên 3000m như đi du lịch, leo núi.
Vận động viên leo núi có cần dùng máy SPO2 không?
Như vậy để trả lời cho câu hỏi “vận động viên leo núi có cần dùng máy SPO2 không” thì câu trả lời là rất cần thiết, bởi máy SPO2 là thiết bị theo dõi nồng độ oxy trong máu của con người. Thiết bị này giúp kiểm soát lượng oxy trong máu cũng nhưu nhịp tim của vận động viên leo núi, giúp họ đánh giá được tình hình sức khỏe kịp thời, từ đó có phương án xử lý kịp thời, nhanh chóng.
Vận động viên leo núi cần máy SPO2 loại nào?
Có 2 loại máy SPO2 dùng cho vận động viên leo núi, đó là:
Máy đo nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2 iOM-A6
- Đo nhịp tim và SpO2, hiển thị cả dạng sóng và đồ thị với độ chính xác cao;
- Duy nhất trên thị trường có dải đo SpO2 từ 0~100% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% (khi SpO2 trong khoảng 70~100%);
- Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
- Không bị nhiễu bởi các nguồn ánh sáng bên ngoài;
- Màn hình OLED hai màu với 4 chế độ hiển thị, tự động xoay 4 chiều;
- Tự động tắt sau 5s khi không có tín hiệu, cảnh báo khi pin yếu, tuổi thọ pin tới 50h đo liên tục (sử dụng 2pin AAA 1.5V).
Máy đo SPO2 iMedicare iOM-A3
- Đo nhịp tim và SpO2, hiển thị cả dạng số và đồ thị với độ chính xác cao;
- Dải đo SpO2 từ 0~99% với chỉ số đo sai lệch dưới 2% (khi SpO2 trong khoảng 70~100%);
- Dải đo nhịp tim từ 25~250bpm với chỉ số đo sai lệch dưới 2bpm;
- Màn hình LED sắc nét với kích thước lớn, dễ đọc kết quả;
- Không bị nhiễu bởi các nguồn ánh sáng bên ngoài;
- Kết cấu vững chắc với độ bền cao;
- Tự động tắt khi không có tín hiệu, cảnh báo khi pin yếu, tuổi thọ pin tới 50h đo liên tục (sử dụng 2pin AAA 1.5V).
Để biết thêm thông tin về máy SPO2 cho vận động viên leo núi, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.985 để được hỗ trợ nhanh nhất.