Viêm amidan là gì? Và khi nào nên cắt amidan?

Viêm amidan ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Cắt aimidan là giải pháp tối ưu để giúp tình trạng viêm nhiễm không còn tái phát và đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm amidan và khi nào nên cắt amidan, hãy cùng iMediCare tham khảo bài viết dưới đây.

Viêm amidan là gì?

Amidan là gồm tổ chức bạch huyết nằm ở phía sau của hầu họng, là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp. Amidan giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hâp bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật và tiết ra các kháng thể chống lại nhiêm khuẩn.

Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại, vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng bị viêm sưng. Hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan.

Triệu chứng viêm amidan

Viêm amidan là bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, có thể gây ra những triệu chứng:

  • Sốt
  • Đau rát họng
  • Khó nuốt, nuốt đau
  • Hơi thở hôi
  • Amidan bị xung huyết và tiết nhiều dịch
  • Xuất hiện hạch cổ

Khi bị viêm amidan, các chất dịch tiết ra và đi xuống dạ dày, từ đó các độc tố tiết ra được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu và một số triệu chứng khác.

Biến chứng gây ra

1.Áp xe quanh amidan:

Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp-xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được.

Do độc tố của liên cầu khuẩn gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Có trường hợp bệnh nhân bị biến chứng viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim, biến chứng viêm tai giữa…

2.Viêm khớp cấp:

Bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim.

3.Viêm cầu thận:

Khả năng bị viêm cầu thận sau viêm amidan và chuyển thành viêm thận cấp sau đó là đáng lo ngại. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy.

4.Rối loạn nhịp thở khi ngủ:

Biến chứng từ amidan phì đại gây rối loạn nhịp thở. Nếu đồng thời có triệu chứng bệnh VA phì đại sẽ xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy, nghiêm trọng có thể gây tình trạng thiếu ôxy gây ngạt thở, ngủ không yên giấc.

Khi nào cần cắt amidan?

Cắt amidan là cách điều trị hiệu quả nhất mà bác sĩ đưa ra cho người bệnh, với các trường hợp cụ thể như:

  • Amidan sưng to gây bít tắc đường thở, đường ăn của người bệnh.
  • Bác sĩ chẩn đoán bị nghi ngờ ung thư amidan.
  • Viêm amidan tái phát cấp từ 6 lần/năm trở lên, hoặc 3 lần/ năm trong 2 năm liên tiếp.
  • Viêm amidan tái phát cấp do liên cầu trùng kèm van tim hậu thấp ở người lớn hoặc ở trẻ nhỏ có tiền sử bị sốt cao co giật.
  • Viêm amidan mạn hoặc viêm amidan tái phát cấp ở người có mầm bệnh liên cầu trùng dùng thuốc không thành công.
  • Viêm amidan mạn điều trị bằng thuốc không có tác dụng, vẫn gây viêm họng, đau họng kéo dài kèm hơi thở có mùi hôi.
  • Viêm amidan mủ và từng phải nhập viện.
  • Viêm amidan gây biến chứng thành viêm cầu thận hoặc gây mưng mủ hạch cổ.

Khuyến cáo: Đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được cắt amidan bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và sử dụng phương pháp phẫu thuật hiện đại, giảm thiểu những biến chứng sau phẫu thuật.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top