Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh xương khớp thường gặp tại Việt Nam. Thuật ngữ y học này đã khá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên không hẳn ai cũng biết bệnh viêm khớp dạng thấp là gì cùng các triệu chứng và cách điều trị. Bài viết này sẽ đưa ra cho bạn phương hướng điều trị tốt nhất nếu bạn đang mắc phải bệnh này.

A. Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (tên tiếng anh là Rheumatoid Arthritis – Arthrite Rhumatoide) là bệnh được đặc trưng bởi viêm nhiều khớp đối xứng. Bệnh thường kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh.

Thuật ngữ viêm khớp dạng thấp do Garod đề nghị năm 1858. Sau đó, Waaler (1940) và Rose (1947) phát hiện ra yếu tố dạng thấp bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu cừu.

Đây là một trong những bệnh khớp mãn tính thường gặp nhất. Khoảng 0.5% – 1% dân số một số nước chây Âu và 0.17% – 0.3% dân số ở các nước châu Á mắc phải bệnh này. Tỉ lệ này tại miền Bắc của Việt Nam năm 2000 theo thống kê là 0.28%.

Về lâm sàng, bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên. Bệnh thường diễn biến mạn tính xen kẽ cac đợt viêm cấp tính.

Mục đích điều trị nhằm khống chế quá trình viêm khớp để bệnh nhân có thể có cuộc sống bình thường. Bệnh duy trì được tình trạng ổn định, tránh được các đợt tiến triển nhờ các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (Slow Acting AntiRheumatis Druds) hay còn gọi là nhóm thuốc DMARD’s (Disease Modifying Anti Rheumatis Druds).

B. Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

1. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh này diễn biến mạn tính với các đợt cấp tính. Trong đợt cấp tính, bệnh viêm khớp dạng thấp triệu chứng thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện nội tạng.

a. Biểu hiện cụ thể tại khớp

Vị trí tổn thương:
  • Ví trí khớp tổn thương thường gặp nhất chính các các khớp ngón gần, bàn ngón, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, hai bên. Một số nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam, các khớp xuất hiện tổn thương sớm nhất là khớp cổ tay (50% – 60%), khớp bàn tay, khớp gối gặp với tỷ lệ tương đương là 10% – 15%. Những khớp như khớp vai, khớp jhuyur hiếm khi gặp ở giai đoạn khởi phát đầu tiên (chiếm khoảng 2,4%).
  • Tại thời điểm toàn phát, các vị trí viêm khớp thường gặp là khớp cổ tay (chiếm 80% – 100%), khớp bàn ngón (70% – 85%), khớp đốt ngón gần (70% – 75%), khớp gối (55% – 75%), khớp cổ chân (40% – 75%), khớp khuỷu ( 20% – 50%), khớp vai (2,4% – 60%). Đôi khi có tổn thương khớp háng. Các khớp viêm thường đối xứng hai bên.
  • Bệnh chỉ bị tổn thương tại cột sống cổ. Có thể gây hủy xương dẫn đến các di chứng thần kinh. Biểu hiện này thường ở giai đoạn muộn và hiếm gặp).

trieu-chung-viem-khop-dang-thap

Tính chất:

Trong các đợt tiến triển, các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ, đau kiểu viêm. Các khớp ngón gần thường có dạng hình thoi. Các khớp thường cứng vào buổi sang. Trong khi các đợt tiến triển, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng này thường kéo dài trên một giờ. Thời gian này ngắn hoặc dài tùy theo mức độ viêm.

Biến dạng khớp:

Nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách khi các chức năng khớp chưa bị tổn thương, chức năng khớp có thể được bảo tồn.

Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ có nhiều đợt tiến triển liên tiếp hoặc sau một thời gian diễn biến mạn tính, các khớp nhanh chóng bị biến dạng với các dạng rất gợi ý như bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay hình cổ cò, ngón tay của thợ thùa khuyết, ngón gần hình thoi, các khớp bàn ngón biến dạng, đứt gân duỗi ngón tay (thường gặp ở gân ngón tay thứ 4, 5), gan bàn chân tròn, ngón chân hình vuốt thú… Các khớp bị hủy hoại như vậy sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng trở thành tàn phế.

Giai đoạn muộn, bệnh viêm khớp dạng thớp triệu chứng thường có tổn thương ở các khớp vai, háng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tổn thương cột sống cổ, gây những biến chứng về thần kinh, có thể liệt tứ chi.

b. Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp

Hạt dưới da:

Số lượng: Có thể có một hoặc nhiều hạt.

Vị trí: Các hạt xuất hiện trên xương trụ gần khuỷu, trên xương chày gần khớp gối hoặc quanh các khớp nhỏ ở bàn tay.

Tính chất: Chắc, không di động, không đau, không bao giờ vỡ.

Các bệnh nhân tại Việt Nam ít gặp các hạt này (chỉ khoảng 4% số bệnh nhân có hạt dưới da).

Viêm mao mạch:

Triệu chứng viêm mao mạch biểu hiện dưới dạng hồng ban ở gan chân tay, hoạt tử vô khuẩn hoặc tắc mạch lớn thực sự gây hoạt thư. Triệu chứng này báo hiệu tiên lượng nặng.

Gân, cơ, dây chằng và bao khớp:

Các cơ cạnh khớp teo do giảm vận động. Bệnh nhân có thể gặp triệu chứng viêm gân, thường gặp ở gân Achille. Đôi khi người bệnh có đứt gân, thường gặp ở ngón tay gần của ngón tay thứ 4, 5. Các dây chằng có thể có kéo hoặc lỏng lẻo. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường gặp kén kheo chân (kén Baker), kém nàu có thể thoát xuống các cơ cẳng chân.

Biểu hiện ở nội tạng:

Các biểu hiện nội tạng như tràn dịch màng phổi, màng tim… hiếm gặp, thường xuất hiện trong các đợt tiến triển.

Triệu chứng khác:

Bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác như thiếu máu với đặc điểm thiếu máu do viêm; rối loạn thần kinh thực vật như có các cơn bốc hỏa; hồng ban gan bàn tay, gan bàn chân; hội chứng đường hầm cổ tay, cổ chân; viêm mống mắt; nhiễm bột ở thận…

2. Triệu chứng cận lâm sàng và X quang

a. Hội chứng viêm sinh học:

Tốc độ máu lắng: Tăng trong các đợt tiến triển, mức độ phụ thuộc tình trạng viêm khớp.

Tăng các protein viêm: protein C phản ứng (CRP); ϒ-globlin, sợi huyết…

Thiếu máu (thuộc hội chứng viêm): có tính chất thiếu máu bình sắc hoặc nếu thiếu máu kéo dài, trầm trọng sẽ có tính chất nhược sắc hồng cầu nhỏ; ferritin tăng; không đáp ứng với điều trị sắt mà sẽ hồi phục khi tình trạng viêm được cải thiện.

b. Các xét nghiệm miễn dịch:

– Waaler (1940) và Rose (1947) phát hiện ra yếu tố dạng thấp bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu cừu. Do đó, phản ứng tìm yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid Factor) mang tên hai tác giả này: phản ứng Waaler – Rose và/ hoặc Latex. Phản ứng này được coi là dương tính khi tỉ giá từ 1/32 trở lên.

– Nhiều kháng thể tự miễn trong huyết thanh bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp đã được phát hiện như kháng thể kháng yếu tố cạnh nhân (APF – anti perinuclear factor), kháng thể kháng chất sừng (AKA – antikeratin antibodies). Tuy nhiên, chưa thể áp dụng phổ biến được điều này vì vấn đề kỹ thuật. Từ năm 1998, xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu có tên là kháng thể anti cyclic citrullinated peptid (anti-CCP antibodies) có trong huyết thanh bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể thực hiện dễ dàng và phổ biến hơn.

c. Chẩn đoán hình ảnh

  • X quang quy ước:

+ Giai đoạn sớm: Hình ảnh mất chất khoáng đầu xương cạnh khớp, có thể thấy hình hốc trong xương, hình bào mòn xương (hình khuyết nhỏ) ở rìa xương; khe khớp hẹp. Ngoài ra, có thể thấy hình ảnh sưng phần mềm.

+ Giai đoạn muộn: Hủy đầu xương dưới sụn, dính khớp, bán trật khớp, lệch trục khớp.

  • Cộng hưởng từ khớp cổ tay:

Chụp cộng hưởng từ khớp bàn cổ tay giúp chẩn đoán sớm bệnh. Ngoài hình ảnh bào mòn, cộng hưởng từ còn phát hiện hiện tượng phù xương so viêm màng hoạt dịch gây sung huyết từng vùng của xương và sự xâm nhập của dịch rỉ viêm.

C. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

1. Chẩn đoán xác định viêm khớp dạng thấp

Hội Thấp khớp học Mỹ (American College of Rheumatology – ACR) đã thống nhất 7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp (ACR 1987) được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn ACR – 1987 như sau:

1.Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.

2.Viêm ít nhất 3 trong số 14 khớp sau: ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cỏ chân, bàn ngón chân 2 bên.

3.Trong đó có ít nhất một khớp thuộc các vị trí sai: ngón gần, bàn ngón tay, cổ tay.

4.Có tính chất đối xứng.

5.Hạt dưới da.

6.Yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính(Kỹ thuật đạt độ đặc hiệu 95%).

7.X quang điển hình ở khối xương cổ tay (hình bào mòn, mất chất khoáng đầu xương).

Thời gian diễn biến của bệnh ít nhất 6 tuần. Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 4 trong số 7 yếu tố.

2. Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển

  • Tiêu chuẩn đánh giá đợt tiến triển theo lâm sàng theo Hội thấp khớp học châu Âu EULAR.
  • Có ít nhất 3 khớp sưng và ít nhất 1 trong số 3 tiêu chí sau:

+ Chỉ số Ritchie từ 9 điểm trở lên. Chỉ số này được tính theo tổng điểm của các khớp trong cơ thể. Số điểm tại 1 khớp được xác định khi thầy thuốc ấn ngón tay cái vào một khớp, bệnh nhân không đau: 0 điểm, đau nhẹ: 1 điểm, đau vừa (nhăn mặt) 2 điểm, đau nhiều (gạt tay bác sĩ ra): 3 điểm.

+ Cứng khớp buổi sáng ít nhất 45 phút.

+ Tốc độ lắng máu giờ đầu 28mm.

  • Đánh giá đợt tiến triển theo công thức DAS 28 – Disease Activity Score: Thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh được Prevoo cải tiến năm 1995 sử dụng 28 khớp nhằm dự báo mức độ tàn tật và tổn thương X quang hủy khớp trên phim tốt hơn so với DAS cổ điển với 44 khớp được Van Riel sử dụng năm 1983.

+DAS <2.9 điểm: bệnh khong hoạt động:

+ 2.9 ≤ DAS ≤ 3.2 điểm: mức độ hoạt động nhẹ

+ 3.2 < DAS ≤ 5.1 điểm: mức độ hoạt động trung bình

+ DAS > 5.1 điểm: mức độ hoạt động mạnh.

D. Điều trị viêm khớp dạng thấp

Mục đích điều trị viêm khớp dạng thấp nhằm:

  • Kiểm soát quá trình miễn dịch và viêm khớp.
  • Phòng ngừa hủy khớp, bảo vệ chức năng khớp, giảm thiểu tối đa các triệu chứng để bệnh nhân có thể có cuộc sống bình thường.
  • Tránh các biến chứng của bệnh và của các thuốc điều trị.
  • Giáo dục tư vấn bệnh nhân, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

1. Lập kế hoạch điều trị viêm khớp dạng thấp

Để lập kế hoạch điều trị bệnh này, bác sĩ cần xác định các thông tin sau:

  • Giai đoạn bệnh là tiến triển hay ổn định.
  • Tình trạng tinh thần của bệnh nhân nhất là trong đợt tiến triển bệnh.
  • Đánh giá chức năng vận động của bệnh nhân về vận động chủ động, thụ động.
  • Lượng hóa các cơ quan bị tổn thương.
  • Lượng hóa các thuốc đang được dùng.
  • Đánh giá các tai biến do thuốc đặc biệt khi sử dụng không đúng cách.
  • Các tai biến do sử dụng corticoid kéo dài gây tổn thương dạ dày tá tràng với các tai biến, tăng đường máu, loãng xương, tăng huyết áp, hội chứng Cushing do coricoid, lao và các bội nhiễm khác…
  • Các tai biến do thuốc chống viêm không steroid: tổn thương dạ dày, tá tràng, thận…
  • Các tai biến do các thuốc điều trị cơ bản: suy tủy, suy gan, suy thận, lao và các bội nhiễm khác…

2. Điều trị nội khoa

a. Sử dụng thuốc:

Sự ra đời của các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm đã làm thay đổi tiên lượng cơ bản của bệnh khớp nói chung. Đây là một nhóm thuốc có vai trò hết sức quan trọng, có thể điều trị “tận gốc” bệnh viêm khớp dạng thấp. Do đó, thuốc này gần đây được gọi là các thuốc “thay thế corticoid”.

Nguyên tắc điều trị sử dụng thuốc kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng (các thuốc chống viêm, giảm đau) và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD’s ngay từ giai đoạn đầu của bệnh). Các thuốc điều trị có thể phải duy trì nhiều năm, thậm chí bệnh nhâm phải dùng thuốc sốt đời trêm nguyên tắc nhóm thuốc và liều thuốc tối thiểu có hiệu quả. Riêng corticoid thường chỉ sử dụng trong những đợt tiến triển.

  • Các thuốc điều trị triệu chứng có thể giảm liều hoặc ngừng hẳn theo thứ tự: corticoid, thuốc chống viêm không steroid, giảm đau.
  • Phác đồ thường dùng có hiệu quả, ít tác dụng phụ, đơn giản, rẻ tiền nhất ở nước ta là methotrexat phối hợp với chloroquin trong những năm đầu và sau đó là methotrexay đơn độc.

b. Điều trị tại chỗ

Hiện nay có các thuốc điều trị toàn thân tốt, các điều trị tại chỗ này ngày càng ít được sử dụng. Các phương pháp điều trị tại chỗ được sử dụng:

  • Tiên cortison tại khớp với các khớp còn viêm mặc dù đã được điều trị toàn thân.
  • Cắt bỏ màng hoạt dịch bằng cách dùng hóa chất (tiêm acid osmic nội khớp ) hoặc bằng phương pháo ngoại khoa (cắt dưới nội soi hoặc mổ mở): hiện ít được sử dụng, đặc biệt từ khi có các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARD’s.

c. Phương pháp khác:

  • Phục hồi chức năng:

Có nhiều bài tập để giảm cứng và đau khớp, chống dính khớp. Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh vận động quá mức ở các khớp tổn thương, tránh các động tác có thể gây ra  hoặc làm cơn đau khớp tăng lên.

Người bệnh cần sử dụng các loại quần áo mềm dễ mặc, cài bằng khóa, sử dụng các loại nước uống đóng hộp dễ mở, cốc nhẹ, dụng cụ mở hộp dễ sử dụng, thìa có cán dài và to, giày dép có quai dán… Điều này nhằm tạo điều kiện và khuyến khích người bệnh vận động và tự phục vụ. Cần cho người bệnh có thời gian đê thực hiện các thao tác bình tĩnh.

Chăm sóc các khớp ở cánh tay, bàn tay, hướng dẫn bệnh nhân nâng bằng cả 2 tay. Nếu bệnh nhân đau nhiều , có thể sử dụng đai nẹp y tế cho cổ bàn tay. Với khớp háng và gối, bệnh nhân nên nằm tư thế xấp trên giường cứng; nằm thẳng, đứng hoặc đi dạo, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, nên dùng can chống hỗ trợ đối với bên có khớp đau.

  • Y học cổ truyền và nước suối khoáng:

Trong các đợt tiến triển, các thuốc chống viêm mạnh là cần thiết. Song ở giai đoạn bệnh thuyên giảm, có thể nước suối khoáng nóng có thể gia tăng tác dụng của phục hồi chức năng khớp.

Châm cứu hoặc một số bài thuốc nam (trinh nữ hoàng cung, độc hoạt Lai Châu hoặc các thuốc được điều chế thành viên nén như Hydan, Vifotin… có tác dụng chống viêm khớp có thể làm thuyên giảm triệu chứng viêm, giảm liều các thuốc chống viêm, đo đó làm giảm tác dụng phụ của các thuốc nhóm này.

dieu-tri-viem-khop-dang-thap

3. Điều trị ngoại khoa:

Chỉnh hình, thay khớp nhân tạo, đặc biệt là các khớp ở bàn tay rất được chú ý ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên, ở nước ta, cách này chỉ thực hiện với các khớp lớn như khớp gối, khớp háng.

4. Các thuốc trong tương lai gần

Các nghiên cứu về các thuốc ức chế tế bào B hoặc T như Mycophenolat mofetil hoặc thuốc ức chế tế bào B như Rituximab hoặc phương pháp ghép tế bào gốc đang được nghiên cứu ở các nước phát phát triển có nhiều hứa hẹn trong điều trị bệnh lupus và bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên các thuốc này đang ở giai đoạn nghiên cứu.

E. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

1. Bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ. Thực phẩm giàu chất sơ coa thể giảm giame số lượng protein phản ứng. Để giảm viêm, bạn có thể ăn nhiều chất xơ với các loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt.

Ngoài ra, bệnh nhân nên ăn thức ăn có flavonoids. Đây là chất giúp giảm vieem, giảm đau do viêm khớp dạng thấp và sưng. Chất này có nhiều trong các loại rau củ: các loại quả mọng, trà xanh, nho, bông cải xanh, đậu nành. Bên cạnh đó, socola cũng chứa nhiều flavonoids.

   viem-khop-dang-thap-nen-an-gi

2. Bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên hạn chế các thức ăn gây viêm:

  • Các loại thực phẩm chứa carbonhydrates đã chế biến như bột mỳ trắng và đường trắng
  • Thức ăn béo hoặc cay cũng thường gây ra viêm.

Cho đến nay, bệnh viem khop dang thapbệnh xương khớp vẫn chưa thể chữa trị dứt điểm. Vì thế nếu bạn đang mắc bệnh này, hãy lưu ý các biện pháp điều trị kèm theo chế độ dinh dưỡng phù hợp để cuộc sống thoải mái hơn. Thiết bị y tế iMedicare chúc bạn mạnh khỏe!

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top