Viêm khớp vảy nến và cách điều trị hiệu quả nhất

Bạn có những vảy nến khó chịu kèm theo những dấu hiệu viêm khớp? Bạn nên kiểm tra ngay xem mình có bị bệnh viêm khớp vảy nến không? Nào, bạn cùng tìm hiểu bệnh cơ xương khớp này nhé!

1. Bệnh viêm khớp vảy nến là gì?

Viêm khớp vảy nến là một trong những bệnh cơ xương khớp khá phổ biến. Bệnh chiếm tỷ lệ 5 – 7% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến, ngoại trừ những bệnh nhân vảy nến có yếu tố dạng thấp dương tính và những bệnh nhân nghi ngờ phối hợp vẩy nến và bệnh viêm khớp dạng thấp.

Vảy nến là một bệnh thường gặp chiếm tỷ lệ 1 – 2% trong cộng đồng. Bệnh thường xuất hiện ở bệnh nhân độ tuổi 20 – 30.

Cơ chế sinh bệnh của bệnh viêm khớp vẩy nến hiện nay chưa được biết rõ. Mặc dù yếu tố gen được coi là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Và tỷ lệ mắc bệnh này ở người song sinh là 70% . Tuy nhiên, một số yếu tố môi trường, nhiễm khuẩn khác cũng được đề cập đến, bởi rất nhiều tổn thương vẩy nến phối hợp với nhiễm liên cầu, tụ cầu nên viêm khớp vẩy nến còn là một thể của bệnh viêm khớp phản ứng. Viêm khớp vảy nến có tính gia đình chiếm 50%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là 1:1.

viem-khop-vay-nen

2. Triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh viêm khớp vảy nến có triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Viêm vài khớp:

+ Viêm vài khớp chiếm tỷ lệ 70% bệnh nhân mắc viêm khớp vảy nến.

+ Viêm vài khớp không đối xứng khớp lớn như khớp gối. Bệnh nhân bị viêm vài khớp chủ yếu là một số khớp khác như khớp bàn ngón gần, khớp bàn ngón xa, khối xương bàn chân.

+ Sưng nề một hoặc nhiều ngón tay, ngón chân (hình xúc xích, dồi lợn).

  • Viêm nhiều khớp đối xứng:

Bệnh cảnh gần giống như viêm khớp dạng thấp. Yếu tố dạng thấp âm tính và chiếm tỷ lệ 15% bệnh nhân viêm khớp vảy nến.

  • Viêm các khớp liên đốt không đối xứng:

Bệnh nhân bị viêm các khớp liên đốt không đối xứng ở tay, chân chiếm tỷ lệ 10%.

  • Viêm khớp biến dạng:

Triệu chứng này chiếm tỷ lệ 5% bệnh nhân viêm khớp vảy nến. Biểu hiện lâm sàng biến dạng co rút các ngón tay, chân do tiêu xương và canxi hóa tổ chức mềm cạnh khớp.

  • Vảy nến phối hợp với bệnh cột sống:

Trường hợp này chiếm tỷ lệ 5% bệnh nhân viêm khớp vảy nến. Các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh tổn thương khớp cùng chậu trên phim X quang giống như bệnh viêm cột sống dính khớp và 40% bệnh nhân thuộc nhóm này có HLA-B27 dương tính.

  • Tổn thương vẩy nến ở da, móng.
  • Tổn thương ngoài khớp:

Bệnh lý viêm mắt chiếm tỷ lệ 30% bệnh nhân viêm khớp vảy nến. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sốt, gầy sút, cứng khớp buổi sáng, đau cột sống thắt lưng…

Xét nghiệm

  • Yếu tố dạng thấp RF dương tính ở 10% bệnh nhân viêm khớp vảy nến.
  • Axit uric máu tăng ở 10 – 20% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến.
  • Bổ thể huyết thanh tăng.
  • X quang: hình ảnh mất canxi, bào mòn đầu xương, ổ loét xương ngón tay, chân… hoặc hình ảnh tổn thương khớp cùng chậu, cột sống giống như tổn thương trong bệnh viêm cột sống dính khớp.

3. Chẩn đoán viêm khớp vảy nến

Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm khớp vảy nến với các bệnh:

  • Hội chứng Reiter:

Bệnh Reiter thường tổn thương khớp lớn ở chi dưới và có tỷ lệ HLA-B27 dương tính cao hơn bệnh viêm khớp vảy nến và không có tổn thương vảy nến ở da.

Bệnh nhân viêm khớp vẩy nến không tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp.

  • Viêm khớp dạng thấp:

Chẩn đoán phân biệt với viêm khớp dạng thấp dựa vào tổn thương da, móng và không có hạt thấp dưới da ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến.

4. Điều trị viêm khớp vảy nến

Vật lý trị liệu

Bệnh nhân cần điều trị phối hợp với điều trị thuốc để phục hồi chức năng vận động khớp, chống teo cơ, dính khớp. Đồng thời vật lý trị liệu giúp hạn chế tổn thương da, tắm bùn, tắm nước khoáng, chiếu tia cực tím…

Sử dụng thuốc

Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp vảy nến bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid

Mục đích sử dụng các thuốc chống viêm không steroid nhằm kiểm soát tình trạng viêm khớp. Tùy từng trường hợp bệnh nhân có thể điều trị một trong những loại thuốc sau:

+ Ibuprofen 600mg, 4 lần một ngày.

+ Indomethacin 200 mg/ ngày, có hiệu quả tốt ở cả 2 thể cột sống và thể ngoại biên.

+ Proxicam 20mg/ngày.

  • Thuốc thay đổi hình thái bệnh

+ Muối vàng: có hiệu quả tốt trong điều trị viêm khớp vẩy nến thể ngoại biên. Liều dùng: tiêm bắp liều 10 mg/tuần và tăng dần trong các tuần tiếp theo 20-30-40 mg/tuần. Nếu đạt hiệu quả tốt dùng liều duy trì 50 mg/thags để đạt tổng liều là 1000mg.

+ Thuốc chống sốt rét: có hiệu quả kiềm chế bệnh hydroxycholoroquin 200 mg/ngày.

+ Sulfasalazin 1000 mg/ngày.

+ Các thuốc ức chế miễn dịch: methotrexat 7,5-25 mg/tuần.

+ Corticoid: Bác sĩ cần thận trọng khi điều trị toàn thân vì có nguy cơ làm tăng bệnh khi giảm liều hoặc ngừng thuốc.

+ Tiền vitamin E: có hiệu quả trên thử nghiệm lâm sàng sau 6 tuần đến 3 tháng, với liều điều trị 30 mg/ngày.

+ Cyclosporin A: có hiệu quả ở thể viêm khớp vảy nến nặng nhưng thận trọng theo dõi lượng creatinin máu và huyết áp trong quá trình điều trị.

+ Liệu pháp tia: Điều trị phối hợp methoxypsoralen với tia tử ngoại sóng dài A có hiệu quả với viêm khớp vảy nến ngoại vi có tổn thương da nhiều.

Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉnh hình khớp được thực hiện với bệnh nhân biến dạng khớp nhiều.

5. Tiên lượng bệnh

Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương da và số lượng khớp viêm. Có khoảng 5% bệnh tiến triển nặng dẫn đến tàn phế.

Benh viem khop vay nen cần được điều trị đúng cách mới đạt được hiệu quả phù hợp. Nếu bạn muốn xác định chắc chắn về tình trạng bệnh của mình và được điều trị theo phác đồ hiệu quả nhất, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp nhé!

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top