Ho ra máu là một triệu chứng của viêm phế quản. Ngay khi phát hiện, bạn nên tới phòng khám để được chẩn đoán và tìm hiểu kỹ hơn về viêm phế quản ho ra máu để biết được thông tin bổ ích.
- Benh duong ho hap
- Sử dụng máy xông mũi họng để bảo vệ bệnh đường hô hấp
1.Tổng quan về viêm phế quản ho ra máu
Viêm phế quản ho ra máu là tình trạng bạn mắc bệnh viêm đường hô hấp kèm theo ho đờm có máu. Đờm là hỗn hợp nước bọt và chất nhầy. Đờm có máu xuất hiện khi bạn ho nhiều và ho dữ dội. Máu trong đờm thường đến từ đâu đó dọc theo đường hô hấp bên trong cơ thể bạn.
Tuy nhiên, đờm có máu là hiện tượng tương đối phổ biến và thường không gây lo ngại ngay lập tức. Nếu bạn ho ra máu với ít hoặc không có đờm, bạn nên đi khám ngay lập tức.
2.Nguyên nhân gây viêm phế quản ho ra máu
Khi bạn bị ho dai dẳng và dữ dội – một triệu chứng của viêm phế quản, bạn có thể bị ho ra đờm có máu. Triệu chứng này cũng có thể là bạn bị viêm phế quản nhiễm khuẩn, làm cho ngực bị nhiễm trùng.
Niêm mạc đường thở bị xuất huyết, thành mao mạch tăng tính bài tiết làm huyết tương thấm ra ngoài rất dễ gây ho ra máu. .Nhiễm trùng đường hô hấp dưới khi bị viêm phế quản cũng là nguyên nhân có thể gây ho ra máu.
3.Triệu chứng của viêm phế quản ho ra máu
Khi bị viêm phế quản ho ra máu, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sau:
- Cảm thấy bứt rứt và khó chịu, nóng ở phần xương ức, cảm giác ngột ngạt và đau ngực
- Thở khò khè, ngực lạo xạo
- Miệng luôn cảm giác có vị tanh ngọt của máu
- Bệnh nhân thường ho ra máu đỏ tươi, máu có thể nhầm lẫn tới thức ăn hoặc lẫn với đờm.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Bạn nên gọi bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Ho ra máu chủ yếu, có rất ít đờm
- Khó thở
- Suy nhược cơ thể
- Chóng mặt
- Đổ mồ hôi
- Nhịp tim nhanh
- Cân nặng giảm
- Đau ngực
Những triệu chứng này có liên quan đến tình trạng y tế nghiêm trọng. Vì vậy bạn không nên chủ quản mà phải tới ngày phòng khám để được chẩn đoán.
4.Chẩn đoán nguyên nhân
Bệnh viêm phế quản ho ra máu có nhiều nguyên nhân. Bạn nên gặp bác sĩ để biết rõ lý do đằng sau của căn bệnh bạn mắc phải. Nếu bạn có biểu hiện bệnh kèm theo ho và sốt, bạn hãy nói với bác sĩ để họ biết được tình trạng của căn bệnh.
Bác sĩ sẽ nghe tiếng thở, kiểm tra nhịp tim của bạn cũng như hỏi về các căn bệnh hô hấp mà bạn từng mắc phải trong quá khứ. Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất, bác sĩ có thể cho bạn thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như:
Sử dụng tia X ngực để chẩn đoán tình trạng, nguyên nhân ho ra máu.
Chụp CT ngực để lấy được hình ảnh rõ ràng hơn về các mô mềm trong phổi, từ đó đánh giá bệnh.
Thực hiện quy trình nội soi phế quản để tìm kiếm các vật cản tích tụ trong ống phế quản.
Tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra độ loãng của máu để xem bạn có bị mất nhiều máu, hoặc thiếu máu hay không.
Kiểm tra phổi thông qua sinh thiết, lấy mẫu mô phổi để xét nghiệm đánh giá.
5.Phương pháp điều trị viêm phế quản ho ra máu
Điều trị viêm phế quản ho ra máu sẽ dựa vào việc điều trị tình trạng ho ra máu gây ra nó. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc và tư vấn các phương pháp chữa bệnh tại nhà như uống nhiều nước, tránh xa môi trường ô nhiễm.
Điều trị viêm phế quản ho ra máu
Nếu bạn ho ra ít máu, bạn có thể áp dụng các cách điều trị sau:
- Thuốc giảm ho cho ho kéo dài
- Uống nhiều nước hơn, có thể giúp loại bỏ đờm còn lại
- Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói thuốc lá
- Ăn đồ ăn dạng lỏng, tránh ăn đồ ăn cay, đồ uống có gas, có cồn
Nếu bạn ho ra máu với lượng máu nhiều:
Đối với những người đang ho ra một lượng máu lớn, trước tiên, việc điều trị tập trung vào việc cầm máu, sau đó điều trị nguyên nhân cơ bản. Bạn cần phải đến bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán đúng bệnh, có phương án điều trị kịp thời.
6.Phòng ngừa viêm phế quản ho ra máu
Bạn có thể làm như sau để ngăn ngừa viêm phế quản ho ra máu:
- Ngừng hút thuốc nếu bạn hút thuốc. Hút thuốc gây kích ứng và viêm, và cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng.
- Ăn nhiều trái cây và thức ăn tươi, nạp vitamin cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Tránh uống nhiều đồ uống có chứa caffein, chất cồn như bia, rượu, soda,…
- Giữ nhà của bạn sạch sẽ vì bụi dễ hít vào, và nó có thể gây kích ứng phổi và làm cho các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn nếu bạn bị COP , hen suyễn hoặc nhiễm trùng phổi – các biến chứng của viêm phế quản. Nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp và kích thích, có thể dẫn đến ho ra máu.
Viêm phế quản ho ra máu có thể khiến bạn khá hoang mang khi mắc phải. Tuy nhiên, việc bạn cần làm là nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và kê thuốc điều trị. Việc tự trị bệnh tại nhà trong trường hợp này sẽ không hiệu quả, vì bệnh có thể nguy cơ tiềm ẩn nhiều biến chứng.