Viêm xoang (hay còn gọi là nhiễm trùng xoang) là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng. Đây là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt là ở những vùng khí hậu lạnh và những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường xấu, chứa nhiều bụi bẩn.
Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang, cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh khó chữa này, hãy cùng iMediCare tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Xoang là gì? Chúng ta có bao nhiêu xoang
Xoang là một lỗ rỗng, chứa đầy không khí. Xoang bao gồm những lỗ rỗng trong hộp sọ và nối với đường thở khí mũi bằng một lỗ hổng trong xương (ostium). Thông thường tất cả các xoang đều mở cho đường thở qua mũi thông qua một mũi. Con người có bốn cặp khoang này được gọi là:
– Xoang trán (trán)
– Xoang hàm (sau má)
– Xoang sàng (giữa mắt)
– Xoang bướm (sâu đằng sau hốc mắt)
Viêm xoang (nhiễm trùng xoang ) là gì?
Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi – đa số bởi nhiễm trùng, cụ thể:
– Viêm xoang hay nhiễm trùng xoang là một bệnh xảy ra do viêm các lỗ hổng không khí trong các đoạn của mũi.
– Viêm xoang có thể là do nhiễm trùng, dị ứng và hóa chất các chất kích ứng của xoang
– Hầu hết mọi người không lây nhiễm trùng xoang sang người khác
– Viêm xoang có thể được phân loại thành nhiễm trùng xoang cấp, nhiễm trùng xoang bán cấp, nhiễm trùng xoang mạn, viêm xoang nhiễm trùng và viêm xoang không nhiễm trùng.
Bạn có thể mắc viêm xoang dạng nào?
Viêm xoang cấp tính (bệnh kéo dài trong 4 tuần)
– Viêm xoang cấp tính do cảm lạnh thông thường (cảm lạnh do siêu vi khuẩn gây ra). Bạn có thể tự điều trị bệnh tại nhà mà không cần sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu chứng viêm xoang không dứt, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
– Viêm xoang cấp tính gây khó thở do khu vực xung quanh mắt và mũi bị sưng lên dẫn đến sưng mặt và nhức đầu. Đôi khi, viêm xoang cấp tính có thể gây sốt.
Viêm xoang mạn tính (trải qua ít nhất 12 tuần, bệnh có khả năng tái phát)
– Viêm xoang mạn tính thường do nhiễm trùng gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể do vách ngăn mũi bị lệch (bẩm sinh).
– Cũng như viêm xoang cấp tính, vùng xunh quanh mắt và mũi sẽ bị sưng tẩy do mũi bị chất nhầy gây tắ nghẽn. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, sưng mặt và nhức đầu.
Nguyên nhân của bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang thì rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng hợp lại thành một số nguyên nhân chính như sau:
– Viêm xoang do môi trường xấu: khi không khí xunh quanh bị ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Những môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi sau đó trở thành viêm xoang,…
– Viêm xoang do sự dị ứng cơ địa: dị ứng hóa chất, dị ứng thực phẩm, thức ăn biển,… kéo dài làm niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, xong bị bít tắc gây nhiễm trùng và lâu ngày dẫn đến viêm xoang.
– Viêm xoang do sức đề kháng kém: cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
– Viêm xoang do vệ sinh kém: không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân thường xuyên, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
– Do viêm mũi sau siêu vi (cúm, sởi,…): bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
Triệu chứng của viêm xoang
Bệnh viêm xoang có 4 triệu chứng chính, bao gồm:
Đau nhức
Có thể là đau nhức trên khuôn mặt, đau đầu xoang, vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
– Viêm xoang hàm: nhức vùng má
– Viêm xoang trán: nhức giữa hai lông mày, nhức giữa hai mắt. Nhức theo giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
– Viêm xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
– Viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
Chảy mũi
– Viêm xoang do dị ứng: chảy dịch mũi trong rất nhiều.
– Viêm xoang do vi khuẩn: chảy dịch mũi đục, có khi như mủ.
– Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
– Viêm các xoang sau, chảy vào họng.
Nghẹt mũi
– Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
Điếc mũi
– Mũi ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt viêm xoang với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
Điều trị, chữa viêm xoang như thế nào?
Hầu hết những người bị viêm xoang sẽ cảm thấy khỏe hơn trong vòng 2 hoặc 3 tuần và có thể điều trị bệnh dứt điểm. Có nhiều chữa bệnh bằng cách điều trị viêm xoang bằng thuốc, điều trị viêm xoang tại nhà như:
– Dùng thuốc giảm đau không kê toa như paracetamol hoặc ibuprofen
– Sử dụng thuốc thông mũi nhưng không nên dùng hơn một tuần nhằm tránh tác dụng phụ.
– Đắp khăn ấm lên mũi.
– Thường xuyên làm sạch mũi bằng dung dịch nước muối, bạn có thể tự làm nước muối ở nhà hoặc mua ở hiệu thuốc.
– Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc chuyển biến tiêu cực hơn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh hoặc thuốc phun corticosteroid để theo dõi tình hình tiếp theo.
Nếu các triệu chứng không cải thiện sau khi thử những phương pháp điều trị này, bạn cần đi khám bác sĩ và cân nhắc về việc phẫu thuật dẫn lưu xoang.
Phòng ngừa bệnh viêm xoang
Rất tiếc là hiện nay chưa tìm ra cách phòng ngừa viêm xoang. Tuy nhiên, để có thể phòng ngừa bệnh viêm xoang hiệu quả, bạn có thể làm theo các cách sau:
– Đeo khẩu trang khi làm ra đường và làm việc tại nơi bụi bặm: giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, tránh xa khói bụi, chất thải, chất kích thích như khói thuốc lá hoặc mùi hóa chất mạnh.
– Tránh tiếp xúc môi trường quá lạnh,khô: Không nên để mũi đối diện với luồng không khí trực tiếp của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, làm việc. Nên để nhiệt độ máy lạnh khoảng 27-28 độ là phù hợp. Những trường hợp thay đổi đột ngột môi trường từ quá nóng đến quá lạnh hoặc ngược lại đều có thể gây tổn thương niêm mạc mũi xoang. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời mưa, trời lạnh, đặc biệt với những ai phải thương xuyên làm việc quá khuya hoặc quá sớm vì đây là thời điểm dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang.
– Giữ ẩm cho vùng mũi: vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước biển, xịt nươc muối, xịt mũi.
– Khi đi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách lấy ra ngoài:
+ Khi bị nước vào tai: nghiêng đầu, lắc lư để nước ra ngoài, sau đó lấy tăm bông lâu khô.
+ Khi nước vào mũi: không nên xì cả 2 mũi liền, vì như vậy làm nước càng dễ vào trong. Hãy lấy 1 tay bịt 1 bên mũi và xì lần lượt từng bên một, với lực nhẹ và vừa phải.
– Tránh stress: khi làm việc quá sức và căng thẳng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là mũi xoang vì đây là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể.
– Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh xoang như hắc hơi, chảy nước mũi, tắc mũi,… bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và chữa trị kịp thời nếu có.