Xơ vữa động mạch ngoại biên (Phần 1)

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)là một vấn đề tuần hoàn phổ biến trong đó động mạch bị thu hẹp lại làm giảm lưu lượng máu đến chân tay. Khi phát triển bệnh động mạch ngoại biên, tứ chi, nhất là đôi chân sẽ không nhận được đủ lưu lượng máu để theo kịp với nhu cầu. Tình trạng này gây nên các triệu chứng, đặc biệt là chân đau khi đi bộ. Thông thường, điều trị bệnh động mạch ngoại biên thành công phần lớn là do người bệnh bỏ thuốc lá, tập thể dục thường xuyên và có chế động ăn uống khỏe mạnh.

>> Viêm màng ngoài tim co thắt

>> Viêm mao mạch dị ứng

Xơ vữa động mạch ngoại biên là gì?

Xơ vữa động mạch ngoại biên là hiện tượng cứng và dày lên của thành các động mạch có khẩu kính lớn và trung bình, là nguyên nhân gây nên các bệnh như: thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh mạch máu ngoại biên, các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não), phình động mạch chủ bụng… Trước hết vì một lý do nào đó làm cho các tế bào nội mạc động mạch bị tổn thương, và làm mất chức năng bảo vệ thành mạch. Nguyên nhân gây tổn thương tế bào nội mạc có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như: trong bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, do ảnh hưởng của thuốc lá, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, nhiễm khuẩn và virus, các yếu tố miễn dịch…

Các tế bào nội mạc tại chỗ mất khả năng tiết ra prostacyclin, khi bị tổn thương. Tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu để tập trung vào chỗ đó và làm kết dính lại, sau đó phóng thích ra nhiều chất trong đó có yếu tố tăng trưởng, yếu tố này kích thích sự di chuyển của các tế bào cơ trơn ở lớp trung mạc ra lớp nội mạc và phát triển mạnh tại đó. Các bạch cầu đơn nhân từ dòng máu cũng di chuyển đến chỗ tổn thương và được chuyển dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào này “nuốt” các LDL-C và trở thành các “tế bào bọt” tích nhiều mỡ. Đến khi bị quá tải, các tế bào này sẽ bị vỡ và đổ cholesterol ra ngoài, làm cho lớp dưới nội mạc dày lên tạo ra các vạch lipid hoặc các mảng xơ vữa đặc trưng của bệnh.

Nguyên nhân bệnh Xơ vữa động mạch ngoại biên

  • Xơ vữa động mạch ngoại biên là nguyên nhân phổ biến của bệnh động mạch ngoại biên. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của xơ vữa động mạch ngoại biên vẫn chưa được biết. Các yếu tố nguy cơ gây nên xơ vữa động mạch ngoại biên bao gồm: mức cholesterol bất thường, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tiền sử gia đình, hút thuốc, béo phì và chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và cả các chất khác có trong máu. Hạn chế lưu lượng máu giàu oxy đến các bộ phận của cơ thể từ việc thu hẹp các động mạch. Chẩn đoán xơ vữa động mạch dựa trên kiểm tra thể chất, điện tâm đồ và kiểm tra căng thẳng tập thể dục, có thể có các kiểm tra khác.
  • Trong xơ vữa động mạch, tim thường là trọng tâm của cuộc thảo luận, bệnh này có thể và thường không xảy ra đến động mạch của khắp cơ thể. Khi nó xảy ra ở động mạch cung cấp máu cho chân tay, nó gây ra bệnh động mạch ngoại vi.
  • Trong một số trường hợp ít gặp thì nguyên nhân của bệnh động mạch ngoại vi có thể là viêm mạch máu, tổn thương đến chân tay và giải phẫu học bất thường của dây chằng hoặc cơ, hay do tiếp xúc với bức xạ.

Triệu chứng bệnh Xơ vữa động mạch ngoại biên

Khoảng ½ người mắc bệnh động mạch ngoại biên không có triệu chứng. Những triệu chứng hay gặp nhất là đau, nhức mỏi, chuột rút và tê vùng bị tổn thương. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp các biểu hiện như cảm thấy khó chịu, da xanh nhợt nhạt, lạnh da, không sờ thấy mạch đập ở dưới chân, có cảm giác đau và những vết loét thường lâu lành.

Trong quá trình vận động, tập thể dục thường xảy bị chuột rút, đau chân nhưng sau đó mất dần khi nghỉ ngơi. Các vị trí của cơ đau còn phụ thuộc vào vị trí của các động mạch bị tắc hay hẹp. Mức độ nghiêm trọng của đau chân liên tục khi đi bộ cũng khác nhau, từ khó chịu nhẹ đến tình trạng đau nhức. Khi đi bộ, người bệnh bị đau chân liên tục nặng có thể khiến cho các loại hoạt động thể chất gặp khó khăn.

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:

  • Đau rút ở vùng hông, đùi hoặc cơ bắp chân sau khi hoạt động, ví dụ như đi bộ hoặc leo cầu thang.
  • Chân bị tê hoặc yếu
  • Lạnh ở những vùng thấp của chân hay bàn chân, đặc biệt là khi so sánh với chân khác.
  • Cảm thấy đau ở ngón chân, bàn chân hoặc vết thương chân không lành.
  • Có sự thay đổi màu sắc của chân: da xanh nhợt nhạt, lạnh da,…
  • Rụng lông hoặc lông trưởng thành phát triển chậm hơn ở trên đôi chân
  • Móng chân chậm phát triển
  • Không sờ thấy mạch hoặc mạch yếu ở chân hay bàn chân
  • Rối loạn cương dương ở nam giới.

Nếu thấy bệnh động mạch ngoại vi tiến triển, tình trạng đau đớn thậm chí có thể xảy ra khi đang nghỉ (đau do thiếu máu cục khi nghỉ) hoặc đang nằm. Cơn đau có thể đủ mạnh để gây nên tình trạng mất ngủ. Treo chân lên cao cạnh giường hoặc đi bộ quanh phòng có thể tạm thời làm giảm đi cơn đau.

Ngoài ra người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác, tuy nhiên không được đề cập đến do tính phổ biến của nó. Vì vậy khi gặp bất cứ dấu hiệu nào cảm thấy đau hay tê chân hoặc bất cứ triệu chứng nào khác, mà không ghi nhận chúng như một phần bình thường của tuổi già, thì cần thông báo với bác sĩ để có chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Các biến chứng của bệnh động mạch ngoại vi

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn tới bệnh động mạch ngoại biên vì vậy người bệnh cũng có nguy cơ phát triển thành:

  • Thiếu máu cục bộ chi, bắt đầu từ dấu hiệu như lở loét không lành – chấn thương hoặc nhiễm trùng tay hay chân
  • Thiếu máu cục bộ chi quan trọng (CLI) xảy ra khi bị thương hoặc bị nhiễm trùng tiến triển và có thể gây ra chết tế bào dẫn tới hoại tử, thậm chí phải cắt cụt chi bị ảnh hưởng.
  • Đau tim và đột quỵ. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên không giới hạn đến chân. Do đó mảng chất béo cũng bám tụ trong động mạch cung cấp cho tim và não.

xo vua dong mach ngoai bien

Mảng chất béo bám tụ trong động mạch cung cấp cho tim và não khiến đau tim và đột quỵ

Đường lây truyền bệnh Xơ vữa động mạch ngoại biên

Bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên không lây từ người bệnh sang người lành

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top