Trẻ có thể nằm mơ và những giấc mơ xấu đó có thể khiến trẻ sợ hãi. Những cơn hoảng loạn cũng có thể ập đến khiến trẻ không yên tâm ngủ. Nếu con bạn cũng thường xuyên bị những cơn hoảng loạn và ác mộng quấy rầy, bạn sẽ làm gì để con có giấc ngủ ngon? Hãy tham khảo ngay cách xử lý qua bài viết sau!
Giải quyết những cơn hoảng loạn và ác mộng về đêm của trẻ
1. Ác mộng
Các cơn ác mộng thường xảy ra từ nửa đêm về sáng, khi mơ sâu nhất. Sau khi cơn ác mộng kết thúc, trẻ thường thức dậy và nói với bạn tất cả những gì xảy ra. Đồng thời trẻ có thể khóc, sợ hãi và có nhận biết sự có mặt của bạn.
Cách xử lý cơn ác mộng
Cha mẹ đến với trẻ càng nhanh càng tốt. Nếu phát hiện trước khi trẻ tình, cha mẹ cần đánh thức trẻ, an ủi con rằng bạn đang có mặt ở đó và không điều gì có thể làm hại đến trẻ. Cha mẹ nên bật đèn một lúc để an ủi trẻ.
Trường hợp cha mẹ phát hiện trẻ đang khóc hoặc sợ run rẩy, bạn hãy làm trẻ bình tính và yên lòng lại. Bạn nên nhớ rằng các cơn ác mộng là có thật ở trẻ, bạn hãy lắng nghe và khuyến khích trẻ kể lại tất cả những gì xảy ra trong giấc mơ. Khi trẻ đã yên lòng thì bạn cần động viên trẻ ngủ tiếp.
2. Cơn hoảng loạn ban đêm
Khác với các cơn ác mộng, hoảng loạn ban đêm hiếm gặp hơn. Cơn hoảng loạn ban đêm thường xảy ra khi chuyển từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ nông, vào khoảng 1 giờ sau khi ngủ.
Trong cơn hoảng loạn ban đêm, bạn hầu như không thể đánh thức trẻ được mặc dù trẻ đang kêu gào , đấm đá, hoặc nhìn chằm chằm vào bố mẹ. Trẻ nhìn chăm chú nhưng không nhận ra được bố mẹ và trẻ cũng có thể toát mồ hôi, run sợ, thở hổn hển và chạy quanh phòng. Trẻ có thể đẩy bạn, đặc biệt nếu bạn cố gắng cản trở trẻ. Cơn hoảng loạn thường kéo dài khoảng 45 phút. Trẻ dường như ngủ lại ngay. Thự tế, trẻ không bị thức giấc.
Giống như con các mộng, cơn hoảng loạn có thể là sự hiện diện của những gì trẻ thấy được ban ngày hoặc những gì có liên quan đến cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, không giống như cơn ác mộng, trẻ không nhớ gì về cơn hoảng loạn đó.
Xử trí cơn hoảng loạn
Cha mẹ hãy làm yên lòng trẻ vì các bậc cha mẹ thường lo sợ hơn là trẻ em. Cha mẹ đánh thức trẻ. Nếu trẻ cố gắng đi ra khỏi giường, cha mẹ hãy nhẹ nhàng cản trẻ lại. Bạn nên nhớ rằng trẻ có thể nằm thoải mái và ngủ lại ngay. Nếu trẻ có cơn hoảng loạn, bạn cần phải giải thích cho người giữ trẻ biết là điều gì có thể xảy ra và phải làm gì.
Cơn hoảng loạn hiếm khi xảy ra ở lứa tuổi nhi đồng và thường mất đi ở lứa tuổi đến trường, tương đối hiếm xảy ra và không kéo dài. Nếu cơn hoảng loạn xảy ra thường xuyên và kéo dài thì phải đến gặp bác sĩ nhi khoa để được điều trị.
Xử trí những cơn hoang loan và ac mong cần được thực hiện nhanh chóng. Trẻ cần được an ủi và động viên để bình tĩnh. Bạn hãy thử áp dụng cách trên để trẻ yên tâm hơn nhé.