Sặc sữa là tình trạng phổ biến trẻ sơ sinh hay mặc phải. Dưới đây là cách xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh mẹ cần phải biết để nhanh chóng làm nếu con gặp phải tình trạng này nhé.
>> Trẻ sơ sinh nên tắm hàng ngày không
>> Lưu ý khi trẻ sơ sinh đi máy bay
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Cùng giải quyết câu hỏi của rất nhiều mẹ. Đầu tiên cần phải biết rõ nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị sặc sữa.
Nguyên nhân cốt lõi tới từ van ngăn cách giữa khoang miệng là đường thở. Ở trẻ sơ sinh, van này chưa thể hoạt động một cách nhịp nhàng như người lớn. Việc trẻ vừa phải bú vừa phải thở khiến van này không kịp đóng mở. Từ đó sữa sẽ trào ngược vào đường hô hấp như mũi nặng hơn là phổi và làm trẻ ho sặc sụa, la khóc, thậm chí tím tái và ngưng thở.
Nguyên nhân gián tiếp
- Trẻ bị phân tâm khi đang bú sữa như mải nhìn theo một món đồ chơi, vừa bú vừa coi tivi…
- Hay gặp nhất là khi bé vừa bú vừa cười đùa, sữa rất dễ trào ngược lên trên khoang mũi làm bé sặc dữ dội.
- Nguyên nhân tiếp theo tới từ việc lượng sữa vào miệng bé quá nhiều và bé nuốt không kịp.
- Trẻ bú sai tư thế cũng là một nguyên nhân gây sặc sữa phổ biến. Bé nằm bú là hoàn toàn sai tư thế làm sữa dễ dàng lên khoang mũi.
- Nhiều bé đang bú lại ngủ luôn trong lòng mẹ khiến cho sữa không vô dạ dày mà đi sai đường.
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm không?
Trước tiên, sặc sữa làm bé bị đau rát khoang mũi gây cảm giác khó chịu
Thứ 2, sặc sữa sẽ gây gián đoạn quá trình bú của bé và nhiều lần như thế, bé có thể bị thiếu dinh dưỡng.
Thứ 3, nguy hiểm nhất, sặc sữa có thể làm bé khó thở, tím tái. Nếu không được xử lý ngay sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
Xử lý trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Mỗi lần trẻ sơ sinh bị sặc sữa khi bú, mẹ cần ghi nhớ cách xử lý gồm 5 giai đoạn, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.
Bước 1: nhận thấy bé ho sặc sụa khi bú, mẹ cần cho bé ngồi thẳng dậy để bé ho, sặc cho sữa bị mắc trong đường hô hấp thoát ra ngoài. Cho bé nghỉ một chút rồi mới cho bú tiếp.
Bước 2: thực hiện bước này nếu như bước 1 không làm bé hết sặc. Trẻ có thể tím tái, khó thở do bị nghẹt đường hô hấp. Mẹ cần hút sữa bị mắc trong mũi ra ngoài. Bằng cách dùng miệng, kề vào mũi bé và hút mạnh.
Bươc 3: tới bước này thì bé đã bị tương đối nghiêm trọng, mẹ cần để bé nằm úp xuống tay. Tay còn lại vỗ vào lưng (bên dưới vai một chút) đê giúp con đẩy sữa ra ngoài.