Xử trí dị vật trong tai trẻ

Dị vật trong tai là tình trạng vật lạ (côn trùng, đồ chơi, vật nhỏ…) rơi vào ống tai ngoài gây tổn thương, tắc nghẽn. Đây cũng được xem là cấp cứu tai mũi họng thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên nắm rõ cách lấy dị vật trong tai để có hướng xử trí kịp thời khi cần thiết.

>> Chấn thương thận

>> Bệnh tay chân miệng

Trong một số trường hợp, trẻ nhỏ có thể sơ ý để côn trùng hoặc vật nhỏ rơi vào trong tai. Phần tiếp nối giữa ống tai ngoài và ống tai xương thường rất hẹp. Dị vật rơi vào tai thường bị mắc kẹt tại vị trí này, gây khó khăn cho việc lấy. Thường các dị vật có thể chưa gây nguy hiểm ngay nhưng nếu sự hoảng loạn và cách lấy dị vật trong tai không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng, tổn hại nặng hơn.

Nguyên nhân gây dị vật trong tai trẻ

Trẻ nghịch, chơi đồ chơi và nhét vật lạ vào trong tai (thường là các hạt nhỏ, đồ chơi bằng nhựa, sỏi, hạt bỏng ngô).

Phần bông gòn sót lại sau khi lấy ráy tai với bông ngoáy tai.

Côn trùng (kiến, muỗi, gián…) chui vào ống tai. Thường phổ biến ở những bệnh nhân trên 10 tuổi.

Dấu hiệu có dị vật trong tai

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng có dị vật trong tai là:

  • Đau tai (trường hợp dị vật gây tổn thương tai hoặc màng nhĩ hoặc gây nhiễm trùng tai).
  • Suy giảm hoặc mất thính lực.
  • Ù tai.
  • Cảm giác nhột, khó chịu khi có con côn trùng chui vào ống tai.
  • Da đỏ, ngứa ngáy hoặc chảy máu trong tai.
  • Chóng mặt.

Nếu có bất kỳ những vấn đề sau đây, cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám:

  • Khi không thể loại bỏ các dị vật dễ dàng.
  • Trẻ bị khó nghe hoặc ù tai;
  • Đau tai nặng.
  • Thấy có mủ hoặc máu từ tai.

Tiêu chuẩn nhập viện:

  • Phải nhập viện để gây mê lấy dị vật trong tai khi thấy có một trong các tiêu chuẩn sau:
  • Dị vật có cạnh sắc như thủy tinh, kim loại…
  • Dị vật mắc kẹt gây tổn thương màng nhĩ.
  • Dị vật gây tổn thương tiền đình (gây nôn ói, chóng mặt, rung giật nhãn cầu).
  • Dị vật mắc kẹt gây chảy máu tai.
  • Đau tai dữ dội.
  • Trẻ không hợp tác.

Phòng ngừa dị vật rơi vào tai

Để ngăn tình trạng dị vật trong tai ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp:

  • Lưu ý đến trẻ em khi trẻ đang chơi, cầm, nắm với các vật nhỏ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp với những vật quá nhỏ, dễ mắc kẹt.
  • Hạn chế dùng khăn giấy, bông gạc hoặc dụng cụ nhỏ để làm sạch ống tai trẻ.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top