Đầu gối không gập co lại được, gập chân bị đau và cách xử lý

Đầu gối không gập được là một trong những hiện tượng mà không ít người đã gặp phải. Bệnh xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất hiện ở cả người già và thanh thiếu niên. Tuy nhiên dù bạn là ai ở trong độ tuổi nào khi đầu gối tự nhiên đau không gập được thì tuyệt đối đừng chủ quan. Nên tìm hiểu rõ lý do từ đó có cách điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Vì sao đầu gối không gập lại được?

Đầu gối là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, có vai trò điều chỉnh toàn bộ các vận động di chuyển của con người. Đồng thời nó cũng đảm nhiệm chức năng hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Cũng chính vì vậy mà khi đầu gối không gập được ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày của chúng ta. Từ việc đi lại, học tập, sinh hoạt hàng ngày cũng trở nên rất khó khăn. Vậy nguyên nhân của tình trạng đầu gối không gập được là gì?

Tình trạng đầu gối không gập được do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Do bệnh lý

Rất nhiều trường hợp đầu gối không gập được do yếu tố bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối, bị bệnh viêm quanh khớp gối hoặc bị mắc bệnh gout.

Với người bệnh bị viêm khớp dạng thấp các khớp bị xơ hóa dẫn đến sụn và xương bị tổn thương khiến khớp đầu gối chân bị cơ cứng, không gập duỗi được. Nhất là khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng thì người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng này. Ngoài ra một số căn bệnh như áp xe, viêm khớp cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng đầu gối không gập được.

Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Đó là khi các sụn khớp và xương dưới sụn không còn khỏe mạnh, thiếu đi sự dẻo dai. Người bệnh khi ngồi lâu, ngủ dậy thấy đau khớp gối và không cử động được.

Bệnh béo phì, gout: Gout là một căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ mỡ máu, tiểu đường và dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa axit uric và nhất là lời cảnh báo đối với bộ phận xương khớp. Khi mà cơ thể bạn tăng cân quá nhanh, trọng lượng quá nặng sẽ khiến các cơ quan xương khớp phải chịu sức nặng quá tải làm gia tăng các bệnh xương khớp.

Triệu chứng viêm khớp cũng có thể do bạn vừa trải qua thời gian bó bột, phẫu thuật nên các khớp gối bị cứng do lâu không vận động.

Do chấn thương

dau-goi-khong-gap-co-lai-duoc1

Bên cạnh đó, chấn thương là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề xương khớp như: trật khớp, đứt hoặc giãn dây chằng, rách sụn chêm, rách gân. Điều này khiến cấu trúc xương thay đổi, người bệnh không thể gập khớp gối lại. Đây là một trong những hiện tượng dễ gặp phải do ngã, tai nạn hoặc trong quá trình vận động, luyện tập thể dục thể thao sai tư thế.

Ngay khi cơ thể bạn có các biểu hiện dưới đây thì bạn nên tránh vận động và sớm tìm ra nguyên nhân, biện pháp chữa trị.

Người bệnh càng vận động thì chân lại càng đau. Ấn nhẹ thấy đau ở khớp gối, có thể thấy các vết đỏ xuất hiện ở vùng da đầu gối. Thời gian thường xuyên bị đau là vào buổi sáng sớm, đầu giờ chiều, cơn đau liên tục trong 15 phút hoặc kéo dài hơn. Kèm theo đó, bạn có thể gặp phải tình trạng đầu gối bầm tím, chảy máu do tai nạn, ngã gây chấn thương đầu gối.

Dù nguyên nhân gây ra triệu chứng đầu gối không gập được là gì thì người bệnh cũng nên chủ động thăm khám. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không chữa trị bệnh, để tình trạng này kéo dài gây ra những hệ lụy nguy hiểm. Vị trí khớp bị tổn thương càng phát triển và kéo theo các biến chứng khác như biến dạng, dính khớp, thậm chí sẽ bị suy giảm hoàn toàn chức năng khớp gối.

Cách xử lý khi đầu gối không gập được?

Câu hỏi tiếp theo mà chúng ta cần trả lời khi bị đầu gối không gập được nên làm gì? Câu trả lời là hãy tìm cách điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt. Triệu chứng đầu gối không gập được có thể là do yếu tố bệnh lý, do tăng cân hoặc do chấn thương. Nếu là do cơ thể tăng cân đột ngột thì phương án tự thực hiện các biện pháp giảm cân an toàn tại nhà cũng rất hợp lý. Còn do nguyên nhân bệnh lý hoặc do chấn thương thì bạn cần thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị tại các cơ sở y tế uy tín.

Trường hợp nặng bị tổn thương dây chằng gối phải điều trị bằng cách bảo tồn và phẫu thuật. Phương pháp này có tác dụng là phục hồi chức năng xương khớp đầu gối. Người bệnh thường được tiến hành nẹp chỉnh để ổn định vị trí các khớp bị tổn thương.

Trong nhiều trường hợp dây chằng bị đứt các bác sĩ phải chỉ định phẫu thuật dây chằng. Tiến hành mổ nội soi và dùng vật liệu thay thế, tái tạo lại dây chằng.

Khi bị đầu gối không gập được bạn có thể kết hợp điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng và thực hiện một số bài tập thể dục vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng, đồng thời tăng cường chức năng xương khớp. Tuy nhiên mỗi giai đoạn lại có những bài tập riêng với cường độ khác nhau. Do đó bạn nên nhờ đến sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ để có những bài tập và chế độ luyện tập sao cho phù hợp nhất.

Cách phòng ngừa triệu chứng đầu gối không gập được

Để phòng ngừa triệu chứng đầu gối không gập được trước tiên bạn nên ngăn chặn các nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Tránh vận động sai tư thế, tập luyện thể dục thể thao quá sức gây ảnh hưởng đến các cơ. Đồng thời hàng ngày chúng ta hãy bảo vệ xương khớp, ngăn ngừa quá trình lão hóa bằng cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để làm chậm đi tiến trình lão hóa của cơ thể.

Đặc biệt, bạn nên duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao với các bài tập giúp tăng cường cơ chân, đốt cháy calo giữ cân nặng vừa phải. Béo phì, gout là những bệnh lý rất nguy hiểm nhưng lại đang có nguy cơ gia tăng trên thế giới. Và lời khuyên mà các chuyên gia y tế dành cho tất cả mọi người là hãy duy trì vóc dáng cân đối để có một sức khỏe tốt và phòng ngừa tình trạng đầu gối không gập được hiệu quả.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top