Kinh nghiệm chăm sóc và chữa trị vết loét cho bệnh nhân nằm liệt giường

Đối với bệnh nhân phải thường xuyên nằm lâu, ít vận động nên về lâu dài dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng, lở loét khiến nhiều người cảm thấy hoang mang. Y học phát triển, kéo theo đó là nhiều phương pháp điều trị khoa học ra đời nên hiện nay việc này có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, sau khi điều trị cần có sự chăm sóc đặc biệt nếu không dễ gây nhiễm trùng trở lại. Vậy là thế nào để chăm sóc vết loét người già hiệu quả và khoa học, hãy cùng giải đáp vấn đề này nhé.

Những dấu hiệu khi xuất hiện loét:

Vùng da thường tiếp xúc với mặt giường nhiều lúc đầu sẽ không đau hoặc đau ít, sau đó dần dần đỏ lên, vài ngày sau sẽ giống như một vết phỏng, có những mụn nước bao bọc hoặc rộp da, nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ bị vỡ, có màu đỏ bầm và sau đó đen lại do hoại tử tổ chức phần mềm, khi sờ sẽ thấy lạnh. Khi phát hiện vết loét bạn cần phải lưu ý ngay để điều trị ngăn chặn sự lan rộng, vết loét càng sâu thì càng dễ nhiễm trùng dẫn đến việc lâu lành hơn, gây thêm đau đớn cho bệnh nhân.

Vùng da nào dễ loét nhất?

kinh-nghiem-cham-soc-va-chua-tri-vet-loet-cho-nguoi-benh1

Bệnh nhân nằm bất cứ tư thế nào cũng rất dễ gây ra loét ở những nơi mà xương nhô lên, có lớp cơ và da bao bọc quá ít.

Cơ thể của người cao tuổi do tiêu hoá kém, hấp thu dinh dưỡng chậm, sức đề kháng kém nên vết loét rất lâu lành. Vì vậy cho dù chỉ là một vết loét nhỏ, chúng ta cũng phải chăm sóc chu đáo, vì nếu để vết loét càng sâu rộng, sự xâm nhập của vi trùng ngày càng phát triển, sẽ xuất hiện nhiều tế bào hoại tử dẫn đến bội nhiễm phải cắt lọc loại bỏ tế bào chết, bệnh nhân càng đau đớn.

– Nằm ngửa: dễ loét là vùng sau ót, vùng xương cùng, hai bên xương bả vai, hai cùi chỏ, hai gót chân.

– Nằm nghiêng: nghiêng về phía nào thì bên đó trực tiếp bị ảnh hưởng: vùng thái dương, phía ngoài và trong đầu gối, mắt cá ngoài.

– Ngồi: ảnh hưởng đến phần xương nhô ra khi ngồi mà y học gọi là ụ ngồi xương chẩm.

7 Kinh nghiệm chăm sóc và xử trí bệnh nhân bị loét: 

– Ngay khi có sự xuất hiện một vùng da nào đó bị đỏ, nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó để kích thích sự tuần hoàn máu

– Giữ vùng da đó luôn khô thoáng sạch sẽ.

– Vệ sinh sạch sẽ sau khi người bệnh tiểu tiện, nếu bệnh nhân là nam nên gắn bịch nilông ở bộ phận sinh dục, nếu là nữ nên lót giấy thấm hoặc dùng quần lót bằng giấy.

– Dinh dưỡng cũng quan trọng cần dùng nhiều chất đạm( Có trong thịt,cá,các loại rau, nấm rơm…), vitamin để tái tạo tế bào đã hoại tử, nâng thể trạng chống đỡ được bệnh tật đang mắc phải cùng với vết loét.

– Ngoài ra, phơi nắng vùng da bị hoại tử vào buổi sáng có thể giúp vết thương mau lành.

– Nếu đã bị loét cần thay băng và chăm sóc mỗi ngày, thường xuyên quan sát vết loét để tránh hiện tượng lan rộng.

– Những vết loét có bề mặt lớn cần phải được bác sĩ thăm khám để được điều trị đúng, giúp vết thương mau lành hơn.

Lưu ý:

– Nên cho bệnh nhân nằm đệm nước hoặc đệm hơi không nên nằm chiếu trúc dễ gây loét do tì đè.

– Nếu nằm giường , ghế những vùng ít thịt dễ bị tì đè phải được chêm lót thêm: nếu nằm ngửa, chêm lót dưới mông, dùng gối kê cao chân không cọ xát vào giường để tránh bị đè cấn vùng gót; nằm nghiêng bên nào thì chêm lót vùng khuỷu tay, mắt cá chân bên đó; nếu nằm sấp thì chêm lót phần trước ngực, mắt cá chân phía trong nơi tiếp xúc trực tiếp drap giường.

– Nên thường xuyên giữ cho bệnh nhân được khô ráo, sạch sẽ nhất là sau khi ra nhiều mồ hôi, hay sau khi bệnh nhân tiểu tiện.

– Thường xuyên xoa bóp ở những nơi dễ bị tì đè để giúp các mạch máu dễ dàng lưu thông.

– Nếu đóng bỉm nên thay bỉm ít nhất ngày 2 lần để người bệnh luôn được khô ráo

– Thay đổi tư thế cách hai giờ/lần, tốt nhất nên làm thời khoá biểu để trên bàn hoặc nơi dễ chú ý, tự chia sẵn giờ trong ngày, tránh sự trùng hợp mà người sau không biết. Những vùng da bị đỏ không được để bị đè cấn thêm lên, nếu da vùng xương cùng bị đỏ thì phải thay đổi tư thế để bệnh nhân nằm nghiêng hoặc nằm sấp.Tuy nhiên, tư thế nằm nghiêng dễ làm cho bệnh nhân khó chịu, không nên nằm quá hai giờ. Tư thế nằm sấp nên chú ý dễ tắc nghẽn đường hô hấp của bệnh nhân, tư thế nằm phải được thông khí tốt, có thể cho đầu nằm nghiêng.

Với những gia đình ko có người hoặc ít điều kiện thuê người chăm sóc cho người bệnh: 

– Theo kinh nghiệm thực tế thì mỗi gia đình nên mua 1 chiếc đệm chống loét iMediCare giúp thoáng khí . Mỗi buổi sáng sau khi vệ sinh thay bỉm cho người bệnh ,cho bệnh nhân ở chỗ có ánh sáng , không khí trong lành. Nếu không đóng bỉm thì dùng miếng bỉm lót để lót .Với những ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với các sản phẩm cùng loại thì đệm chống loét iMediCare được coi là sản phẩm hỗ trợ tích cực cho những bệnh nhân nằm liệt giường lâu ngày.

kinh-nghiem-cham-soc-va-chua-tri-vet-loet-cho-nguoi-benh2

Lưu ý khi xử lý vết loét

– Nếu vết loét nhỏ bằng đồng xu nên mua oxi già xát trùng sạch vết thương, Sau đó ấy băng gạc bẻ 1 ống Gentamicin 80mg đổ vào gạc và lấy băng dính dán đè lên , vết thương sẽ liền miệng rồi lên da non

– Còn với những vết loét to phải có sự tư vấn của bác sĩ khi dùng bất kì 1 loại thuốc nào tránh làm vết thương loét to khiến vết loét hoại tử hôi thối và khoét thit gây đau đớn cho người bệnh.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top