Lở loét hay lở loét áp lực: những điều bạn cần biết

Lở loét áp lực là những vùng da và các mô bị tổn thương. Nguyên nhân gây ra là do ngồi hoặc nằm ở một vị trí quá lâu. Điều này gây áp lực lên các khu vực nhất định của cơ thể. Áp lực này có thể làm giảm lượng máu đến da và mô dưới da gây ra các chứng lở loét. Lở loét áp lực cũng được gọi là lở loét giường, loét hoặc loét decubitus.

Các vết loét có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng các khu vực xương sống quanh khuỷu tay, đầu gối, gót chân, xương cụt và mắt cá chân dễ bị tổn thương hơn.

Nguyên nhân gây loét áp lực

– Bất cứ ai phải nằm ở một tư thế trong thời gian dài, không được thay đổi tư thế, máu sẽ không lưu thông tới các bộ phận của cơ thể dẫn tới việc thiếu dinh dưỡng – giảm sức đề kháng của các mô da vùng tì đè lâu ngày dẫn tới lở loét da.

– Loét hai chi dưới do tổn thương tủy sống

– Đối với một số bệnh nhân có lớp da mỏng, yếu và tuần hoàn kém, việc quay và di chuyển có thể làm tổn thương da, làm tăng nguy cơ lở loét.

– Những người bị chấn thương phải cố định, sau phẫu thuật thần kinh,…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ

– Người cao tuổi thì da trở nên mỏng hơn và dễ bị tổn thương hơn.

– Giảm nhận thức đau do tổn thương tủy sống hoặc chấn thương khác

– Lưu thông máu kém do tiểu đường, bệnh mạch máu,…

– Chế độ ăn uống kèm, đặc biệt là thiếu protein, vitamin C và kẽm

– Giảm nhận thức về tinh thần, do bệnh tật, thương tích hoặc thuốc, có thể làm giảm khả năng của bệnh nhân để có biện pháp phòng ngừa

 – Tình trạng bệnh nhân không kiểm soát được việc đi đại tiện và không vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra các vùng da ẩm, làm tăng nguy cơ lở loét da và tổn thương da.

Biến chứng:

Nếu không điều trị, lở loét áp lực có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

– Viêm tế bào là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có khả năng đe dọa đến hoại tử da, từ bề mặt da đến lớp da sâu nhất. Viêm tế bào có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, hoặc ngộ độc máu, và nhiễm trùng có thể lan sang các bộ phận khác  của cơ thể.

– Nhiễm trùng xương và khớp có thể phát sinh nếu loét áp lực lan đến các khớp hoặc xương. Điều này có thể dẫn đến hư hỏng sụn và mô, và giảm chi và chức năng khớp.

– Nhiễm trùng huyết, trong đó vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết loét, đặc biệt là những bệnh nhân tiến triển, và nhiễm vào máu. Điều này có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng huyết, một tình trạng đe dọa tính mạng.

Các giai đoạn hình thành vết loét:

Lở loét áp lực phát triển trong 4 giai đoạn

lo-loet-ap-luc

Giai đoạn 1: Da bị đỏ hoặc đổi màu và cảm thấy cứng hoặc ấm khi chạm vào.

Giai đoạn 2: Có thể có một vết đau hở hoặc một vết rộp đau đớn, tạo ra một vết loét nông, hở

Giai đoạn 3: Lớp da thứ 2 bị vỡ và vết thương kéo dài vào mô mỡ dưới da.

Giai đoạn 4:  Tổn thương da và mô nặng, có thể bị nhiễm trùng. Cơ bắp, xương và gân có thể nhìn thấy được.

Một vết loét bị nhiễm mất nhiều thời gian hơn để chữa lành, và nhiễm trùng có thể lây lan ở những nơi khác trong cơ thể.

Một số hình ảnh giai đoạn hình thành các vết loét:

lo-loet-ap-luc1

lo-loet-ap-luc2

lo-loet-ap-luc3

lo-loet-ap-luc4

Điều trị loét áp lực

Loét áp lực ít nghiêm trọng thường lành trong vòng vài tuần với điều trị thích hợp, nhưng vết thương nghiêm trọng có thể cần phải phẫu thuật.

– Loại bỏ áp lực từ vết loét bằng cách di chuyển bệnh nhân hoặc sử dụng đệm chống loét để phòng và điều trị các chứng lở loét

– Làm sạch vết thương: Các vết thương nhẹ có thể được rửa nhẹ nhàng bằng nước và xà bông nhẹ. Vết loét hở cần phải được làm sạch bằng dung dịch muối mỗi lần thay băng.

– Sử dụng kháng sinh uống hoặc dùng kem bôi: Những thứ này có thể giúp điều trị nhiễm trùng.

– Có thể sử dụng đèn nóng, đèn tử ngoại hoăc lazer chiếu trực tiếp vào vết loét trong vòng 20 phút làm cho vết loét nhanh chóng lên tổ chức hạt và liền sẹo.

– Người bệnh phải được nuôi dưỡng hợp lý là cần thiết cho quá trình điều trị. Một chế độ ăn giàu protein và đầy đủ các loại vitamin như: hoa quả tươi, cá, đậu, thịt, sữa,… sẽ thúc đẩy quá trình lên tổ chức hạt và lành sẹo vết loét ép.

Trong giai đoạn đầu, mọi người có thể điều trị loét ở nhà, nhưng loét nặng hơn sẽ cần phải được chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Phòng ngừa:

Ngăn ngừa bệnh lở loét dễ dàng hơn so với điều trị chúng, nhưng điều này cũng có thể là một thách thức. Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia để giảm nguy cơ phát triển loét do áp lực:

– Di chuyển bệnh nhân ít nhất 15 phút một lần cho người sử dụng xe lăn và cứ 2 giờ một lần cho người nằm trên giường bệnh

– Kiểm tra da hàng ngày

– Giữ cho làn da khỏe mạnh và khô

– Duy trì dinh dưỡng tốt, để tăng cường sức khỏe tổng thể và chữa lành vết thương

– Bỏ hút thuốc

– Người nhà thường xuyên hỗ trợ bệnh nhân vận động để lưu thông máu dễ dàng.

– Sử dụng đệm hơi chống loét để giúp bệnh nhân được massage nhờ sự luân chuyển của các múi đệm.

Để sở hữu một sản phẩm đệm chống loét  giúp ngăn chặn và chữa trị chứng lở loét cho các bệnh nhân phải nằm tại giường trong thời gian dài.

đệm chống lở loét imedicare

Vui lòng liên hệ hotline: 1900.633.985 để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ. Hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ:

Công ty cổ phần thiết bị y tế và công nghệ Việt Mỹ

  • Miền Bắc: Số 1/68 Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
  • Miền Nam: Số 156/7E/3 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top