Trẻ sơ sinh thường bị ngạt mũi, nước mũi và bụi bẩn trong mũi đẫn đến khó thở. Vì vậy mẹ cần vệ sinh mũi thường xuyên để bé dễ thở, cũng như phòng tránh các bệnh lây qua đường tai mũi họng. Vậy có nhưng cách vệ sinh mũi họng nào hiệu quả?
>> Những tiêu chí chọn máy xông khí dung
Dùng máy xông khí dung điều trị và vệ sinh mũi họng
Máy xông khí dung là thiết bị được dùng tại các phòng khám, bệnh viện với chức năng xông mũi họng điều trị bệnh cho trẻ nhỏ hoặc người lớn. Nếu bé đã từng bị mũi – họng và phải đến các cơ sở này thì ắt hẳn mẹ đã từng biết đến chiếc máy này. Giờ đây mẹ có thể mua một chiếc máy xông khí dung dùng tại nhà để tránh phải đưa con đến phòng khám, bệnh viện điều trị. Điều này vừa giúp mẹ giảm chi phí. Quan trọng hơn cả là con sẽ không bị lây bệnh với bạn khác khi phải dùng chung tại phòng khám, bệnh viện.
Ngoài ra máy xông khí dung còn có chức năng vệ sinh mũi họng cho con định kỳ hàng ngày với nước muối sinh lý. Điều nảy giúp mũi họng con luôn được sạch sẽ, tránh mắc các bệnh hô hấp, nhất là trong thời tiết giao mùa như hiện nay.
Mẹ có thể tham khảo máy xông khí dung tốt nhất trên thị trường TẠI ĐÂY.
Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh
Để làm long chất nhầy trong mũi bé, bạn có thể dùng nước muối sinh lý. Đặt bé nằm thẳng, cằm bé hơi nghiêng. Dùng ống nước muối sinh lý nhỏ từ 1 – 2 giọt vào mũi bé. Nếu dùng chai nước muối có đầu bơm, bạn phun nước muối vào mũi bé. Cố để nước mũi trong khoang mũi bé khoảng 10 giây.
Bạn có thể mua nước muối sinh lý hay tự pha nước muối cũng được (tỷ lệ: 1/4 thìa cà phê muối với 240ml nước ấm). Nếu bạn tự pha nước muối, mỗi sáng đều pha mới, bỏ nước muối còn từ hôm trước đi.
Sau khi nhỏ nước muối vào mũi bé, chờ từ 2 – 3 phút, cố gắng giữ đầu bé thấp hơn chân để nước muối đi sâu vào trong khoang mũi. Nước muối sẽ làm loãng chất nhầy, nước mũi sẽ chảy ra, nhờ vậy bé sẽ không còn bị ngạt mũi nữa. Nếu sau một vài phút, mũi của bé vẫn ngạt, thì bạn cần phải hút sạch mũi cho bé.
Đặt đầu dụng cụ hút vào mũi bé, bóp ống để hút sạch chất nhầy trong mũi bé. Nếu bé khóc phản đối, hãy dừng lại và thử lại sau. Trước khi hút lỗ mũi bên kia, bạn phải loại bỏ chất nhầy trong dụng cụ hút đã.
Sau khi hút sạch chất nhầy khỏi mũi, bé sẽ dễ thở hơn. Nếu mũi của bé vẫn bị ngạt sau 5 – 10 phút, hãy lặp lại toàn bộ quá trình này một lần nữa. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, bạn chỉ lau và hút mũi cho bé từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Làm nhiều hơn có thể gây kích ứng mũi bé. Bạn nên rửa mũi và hút mũi cho bé trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Mẹ hạn chế làm nhiều lần trong ngày. Tốt hơn hết mẹ nên đưa con đến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
Dùng dụng cụ hút mũi có dây
Đặt một đầu vào mũi bé, một đầu bạn ngậm trong miệng. Dùng miệng hút một đầu ống để hút chất nhầy từ mũi bé ra. Ống nhựa sẽ đựng chất nhầy từ mũi bé, chất nhầy sẽ không bị hút ngược vào miệng của bạn.
Nhược điểm: Phương pháp này sẽ không hút được hoàn toàn dịch mũi ở sâu bên trong. Hơn nữa mẹ cũng không được hút thường xuyên vì có thể ảnh hưởng niêm mạc mũi của bé.
Ngoài ra biện pháp này sử dụng khi bé có viêm nhiễm gây dịch mũi. Biện pháp này không được dùng để vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ.
Trên đây là 3 cách vệ sinh mũi cho con hiệu quả. Bố mẹ hãy xem xét và lựa chọn biện pháp phù hợp với con nhất nhé.