4 dạng bệnh hẹp van tim phổ biến hiện nay

Hẹp van tim là một bệnh lý tim mạch rất phổ biến và khá nguy hiểm hiện nay. Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, có đến 40% bệnh nhân tim mạch có biểu hiện hẹp van tim. Bệnh hẹp van tim được coi là một trong những kể giết người thầm lặng. Do đó, chúng ta nên có sự quan tâm và hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Quả tim bình thường có 4 buồng bao gồm 2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất ở dưới. Giữa các buồng tim có các cấu trúc đảm bảo cho tuần hoàn máu chỉ đi theo một chiều nhất định, cấu trúc đó chính là các van tim.

Thế nào là bệnh hẹp van tim?

Mỗi quả tim bình thường có tổng cộng 4 van tim nên ta sẽ có 4 dạng bệnh hẹp van tim tương ứng như sau:

– Hẹp van 2 lá: van 2 lá bị hẹp làm giảm lưu lượng máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái.

– Hẹn van 3 lá: van 3 lá hẹp làm giảm lưu lượng máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.

– Hẹp van động mạch phổi: van động mạch phổi hẹp làm cản trở dòng máu lưu thông từ tâm thất phải ra động mạch phổi để trao đổi oxy tại phổi.

– Hẹp van động mạch chủ: đây là một tình trạng khá nghiêm trọng. Van động mạch chủ hẹp gây cản trở dòng máu lưu thông từ tâm thất trái ra động mạch chủ để đi nuôi các cơ quan khắp cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh hẹp van tim

Hẹp van tim có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:

– Do bẩm sinh: van tim bị bất thường ngay khi còn ở trong bụng mẹ, thường gặp ở van động mạch chủ. Khuyết tật van tim bẩm sinh thường được chuẩn đoán ngay khi còn ở độ tuổi trẻ em do thường có biểu hiện lâm sàng ngay từ giai đoạn này.

– Do bệnh cơ tim: có thể là bệnh lý bẩm sinh hoặc là biến chứng của bệnh khác như sốt do virus hay viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn.

– Do tuổi cao: khi tuổi cao, các van tim trở nên kém linh hoạt, dễ bị rách, dễ bị mảng bám canxi tại van, đây là hiện tượng vôi hóa van tim làm van bị dày lên, xơ cứng làm giảm lưu lượng máu đi qua.

– Do bệnh thấp tim: là bệnh lý gây tổn thương van tim do liên cầu khuẩn, thường gặp ở trẻ từ 5 – 15 tuổi. Thấp tim đã từng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất, nhưng hiện tại đã rất ít gặp hơn. Thấp tim làm cho van tim bị dày dính, co kéo, vôi hóa gây nên tình trạng hẹp van, đặt biệt là van hai lá và van động mạch chủ. Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ xuất hiện khi trẻ đã trưởng thành. Sử dụng kháng sinh phù hợp và đủ liều để điều trị viêm họng, có thể ngăn ngừa bệnh này xuất hiện ở trẻ.

– Một số bệnh lý khác như: Bệnh mạch vành, tăng huyết áp, phình động mạch chủ, hoặc sử dụng một số thuốc, phương pháp điều trị bằng bức xạ cũng có thể gây hẹp van tim.

Triệu chứng của bệnh hẹp van tim

Những triệu chứng xuất hiện còn tùy thuộc vào vị trí van tim bị hẹp, tuy nhiên khi có các triệu chứng này thì có thể nghi ngờ và nên đi khám để được phát hiện sớm:

– Tim đập nhanh, đánh trống ngực, đau ngực thường xuyên.

– Khó thở khi gắng sức.

– Choáng váng, ngất xỉu.

– Ho khan, ho kéo dài đặc biệt là khi nằm.

– Giảm khả năng hoạt động thể lực, mệt mỏi khi gắng sức.

– Tay chân lạnh

– Sưng phù mắt cá chân, bàn chân

– Biến chứng của hẹp van tim

– Suy tim: do tim phải làm việc gắng sức để bơm máu qua lỗ van bị hẹp, do đó lâu ngày sẽ dẫn đến cơ tim bị suy yếu.

Trên đây đều là những biến chứng nguy hiểm. Do đó, không thể phủ nhận tính nghiêm trọng của bệnh lý hẹp van tim.

– Rối loạn nhịp tim: như nhịp nhanh nhất, ngoại tâm thu, rung nhĩ, rung thất.

– Biến chứng do cục máu đông gây ra: máu ứ đọng tại buồng tim hình thành nên các cục máu đông. Chúng có thể di chuyển đến các động mạch làm tắc nghẽn: gây ra nhồi máu cơ tim (tắc mạch vành), đột quỵ (tắc mạch não), thuyên tắc phổi (tắc mạch phổi), nhồi máu thận (tắc mạch thận), hoại tử ruột (tắc mạch mạc treo).

Trên đây đều là những biến chứng nguy hiểm. Do đó, không thể phủ nhận tính nghiêm trọng của bệnh lý hẹp van tim.

Điều trị bệnh hẹp van tim

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Thuốc không thể khiến van tim trở về bình thường nhưng sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

– Thuốc kháng sinh: tránh nhiễm khuẩn.

– Thuốc lợi tiểu: giảm khó thở, giảm sưng

– Thuốc chống đông: phòng biến chứng do cục máu đông gây ra.

– Các nhóm thuốc khác để điều trị triệu chứng.

Nong van, mổ tách van tim hoặc thay van

Không phải trường hợp hẹp van nào cũng cần phẫu thuật thay van. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hoặc đáp ứng kém với thuốc, bác sĩ vẫn cân nhắc can thiệp để ngăn ngừa biến chứng, mặc dù vậy hiện nay chi phí phẫu thuật thay van tim bị hẹp vẫn khá cao. Các phương pháp phẫu thuật trên van tim gồm: nội soi nong van tim bằng bóng qua da, mổ hở sửa chữa van tim và thay van tim.

Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh hẹp van tim

Hẹp van tim nên ăn gì, kiêng gì để đủ dinh dưỡng nhưng không ảnh hưởng đến thuốc điều trị ( đặc biệt là thuốc chống đông). Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống nên được áp dụng:

hep-van-tim1

– Ăn giảm mặn: Nên luộc hấp thức ăn thay vì kho, xào.

– Tăng cường ăn các loại trái cây tươi, rau quả.

– Nên ăn thực phẩm ít béo hoặc chứa chất béo không bão hòa như dầu thực vật thay vì mỡ động vật, hạn chế các món ăn chiên rán.

– Hạn chế ăn các loại rau màu xanh đậm khi đang dùng thuốc kháng vitamin K vì sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc chống đông này.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt để phòng ngừa và ngăn chặn hẹp van tim nặng thêm. Cụ thể như sau:

– Vệ sinh răng miệng tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng răng miệng do liên cầu khuẩn.

– Tiêm vắc xin cúm hàng năm

– Kiểm soát tốt các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, viêm họng,…

– Không hút thuốc lá

– Tập thể dục đều đặn

– Khám sức khỏe định kỳ, đến bác sĩ chuyên khoa khám ngay khi có dấu hiệu bất thường gợi ý hẹp van tim.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top