Bệnh xương khớp là gì? Thông tin chi tiết về bệnh đau xương khớp

Bệnh xương khớp là gì mà gây nhiều khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân? Triệu chứng của bệnh khá rõ ràng nhưng không phải ai cũng phát hiện kịp thời để điều trị. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh này.

Định nghĩa bệnh xương khớp là gì?

Bệnh xương khớp là sự thoái hóa của hệ thống xương khớp nói chung và cụ thể là sự thoái hóa của sụn khớp bao bọc tại các đầu khớp.

Hiện nay, số người mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng và khá phổ biến tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Nếu trước đây, bệnh này được coi là bệnh người già thì hiện nay bệnh xương khớp đang được dần trẻ hóa. Nhiều người ở độ tuổi 25 – 30 tuổi đã phát hiện mắc các bệnh xương khớp.

Phân loại bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp chia thành 8 loại chính:

1.Bệnh của tổ chức liên kết bao gồm các bệnh: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ, viêm đa cơ và da (viêm da cơ), xơ cứng bì toàn thể và các hội chứng liên quan, viêm khớp dạng thấp, bệnh Still ở người lớn, hội chứng đau nhiều cơ do thấp, bệnh lý viêm mạch…

2.Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính bao gồm các bệnh: Viêm cột sống dính khớp, bệnh lý đường ruột có viêm khớp, viêm khớp vẩy nến, hội chứng Reiter và viêm khớp phản ứng.

3.Bệnh khớp tinh thể bao gồm bệnh gout và bệnh khớp do tinh thể khác.

4.Bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan đến hệ xương khớp: viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do lao, viêm khớp do virut, viêm khớp do lý sinh trùng, nấm…

5.Bệnh thoái hóa khớp và các rối loạn xương khớp liên quan tới chuyển hóa và các bệnh lý khác: hoại tử vô khuẩn xương, loãng xương, nhuyễn xương, bệnh Paget,…

6.Các bệnh khác ở khớp do chấn thương, dị dạng, sau bệnh ác tính…

7.Các bệnh lý phần mềm cạnh khớp: chứng đau cơ, viêm gân, viêm túi thanh mạc, viêm gân nơi bám tận, viêm cầu lồi, viêm quanh khớp, viêm mô tế bào…

8.Nhóm bệnh thấp ở trẻ em: Viêm khớp trẻ em tự phát, viêm khớp liên quan đến bệnh lý đường ruột – cột sống huyết thanh âm tính, viêm khớp thứ phát sau các bệnh hệ thống…

Nguyên nhân bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp xảy ra với các nguyên nhân sau:

nguyen nhan benh xuong khop

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì sự mài mòn các khớp theo thời gian ngày càng lớn. Hiện tượng lão hóa diễn ra ở hầu hết các bộ phận và chức năng của cơ thể. Lượng máu nuôi các vùng khớp giảm sút đáng kể. Đặc biệt với người cao tuổi, việc suy giảm chức năng tác động đến xương khớp gây thoái hóa khớp.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt: Người bệnh thường có chế độ ăn uống sinh hoạt không đầy đủ, hợp lý dẫn đến thiếu các dưỡng chất cần thiết, canxi… để nuôi khớp xương.
  • Do tổn thương: Bệnh xương khớp có thể sinh ra do tổn thương từ công việc nặng nhọc, gây áp lực liên tục lên xương khớp. Việc hoạt động thể thao quá mức cũng có tác dụng không tốt lên hệ thống xương khớp của cơ thể. Các công việc mà người bệnh cần giữ nguyên tư thế lâu cũng khiến các khớp xương co cứng hoặ c hoạt động sai tư thế cũng dẫn tới bệnh xương khớp.
  • Rối loạn chuyển hóa: Với việc tăng acit uric trở thành nguyên nhân chính gây ra bệnh gout hay rối loạn toàn hoàn, thiếu máu ở cột sống do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra các rối loạn chức năng thần kinh vai gáy, gây co cứng và đau nhức cục bộ.
  • Theo giới tính: Theo nghiên cứu, so với nam giới, phụ nữ dễ mắc bệnh xương khớp hơn do thường phải làm công việc nội trợ. Ngoài ra, việc thiếu hụt canxi trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp.
  • Bẩm sinh: Ở một số người, cơ xương khớp bị dị dạng bẩm sinh như dây chẳng lỏng, khớp bất đối xứng, lệch trục khớp… dẫn đến bệnh cơ xương khớp.
  • Nhiễm virut, vi khuẩn: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp thường gặp.
  • Yếu tố di truyền: Các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp liên quan rới tổ chức HLA DR4 gặp ở 60-70% bệnh nhân có yếu tố di truyền.

Triệu chứng bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp thường gây sưng tấy, cứng khớp, đau nhức mỏi khớp, biến dạng khớp… Các triệu chứng bệnh xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của các khớp xương. Sau đây là các triệu chứng thường gặp:

  • Những cơn đau nhức tại xương khớp bất ngờ xuất hiện thường sau khi ngủ dạy vào buổi sáng. Vùng đau có thể âm ỉ hàng giờ hoặc dữ dội từng cơn. Đôi khi người bệnh có cảm giác đau nhói như bị điện giật.
  • Ban đầu các cơn đau ngắn, sau đó các cơn đau kéo dài hàng giờ, thậm chí vài giờ. Triệu chứng này chỉ thuyên giảm khi xoa bóp khoảng 15 – 20 phút.
  • Tại các khớp thường xuất hiện hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau. Khi người bệnh cử động còn có thể nghe thấy những tiếng động lục cục ở hai đầu khớp chạm vào nhau. Cử dộng sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhói, vướng víu.
  • Cảm giác tê bì tay chân và sự linh hoạt trong cử động của người bệnh không còn. Điều này xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương không còn nhận được tín hiệu nguy hiểm tác động lên da để gửi lệnh phản ứng nhanh nữa.
  • Các khớp xảy ra hiện tượng này chủ yếu là khớp gối, cổ tay, cổ chân, ngón tay, ngón chân, bả vai… đặc biệt là khớp gối.
  • Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ khi vận động mạnh, thay đổi thời tiết, lao động nặng nhọc, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh.

Điều trị bệnh xương khớp

Để điều trị bệnh xương khớp, người bệnh có thể thực hiện điều trị bảo tồn và điều trị ngoại khoa:

Điều trị bảo tồn:

Phương pháp điều trị bảo tồn được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Bệnh nhân sẽ thực hiện điều trị với:

  • Thuốc: Bệnh nhân có thể sử dụng thuôc đông y hoặc tây y để điều trị bảo tồn. Các thuốc tây y được sử dụng bao gồm các thuốc giảm đau, chống viêm, corticoid để tiêm trực tiếp vào dịch khớp. Các thuốc tây y có tác dụng nhanh chóng nhưng có tác dụng phụ. Về lâu dài các thuốc này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan, thận, dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc đông y cũng được nhiều người lựa chọn với hiệu quả lâu dài nhưng cần thời gian kiên trì. Cả 2 loại thuốc này đều cần sự chỉ định của bác sĩ hoặc lương y chỉ định phương pháp và liều dùng cụ thể.
  • Nghỉ ngơi kết hợp tập luyện: Tập luyện thể dục thể thao kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý luôn là cách hiệu quả để phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp. Đặc biệt, việc luyện tập phù hợp giúp máu lưu thông tốt hơn đến các cơ quan thần kinh, tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể.
  • Xoa bóp – châm cứu – bấm huyệt: Phương pháp này được nhiều bệnh nhân lựa chọn để chữa trị bệnh xương khớp. Xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với châm cứu là những kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu có tác dụng tại chỗ làm giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết. Phương pháp này cần thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn.

dieu tri benh xuong khop

  • Sử dụng đai nẹp y tế: Song song với các biện pháp điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, kiểm soát chế độ dinh dưỡng và lối sống, người bệnh cũng hay sử dụng đai nẹp y tế để hỗ trợ điều trị tốt hơn.

Điều trị ngoại khoa:

Phương pháp điều trị ngoại khoa với bệnh xương khớp chính là phẫu thuật. Biện pháp này khá tốn kém. Khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc biến chứng. Bác sĩ có thể thay thế các bộ phận đã bị thoái hóa nặng, ghép nối các bộ phận bị đứt liệt.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh xương khớp

Người mắc bệnh xương khớp nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

thuc pham cho nguoi benh xuong khop

Người bệnh xương khớp nên ăn các món ăn chữa nhiruf chất khoáng và vitamin như rau củ, trái cây. Các thức ăn chứa nhiều khoáng chất như canxi, kali, … và vitamin phong phú là thức ăn lý tưởng cho người bệnh xương khớp. Các thực phẩm này giúp cải thiện tình trạng viêm khớp, giảm nhanh các triệu chứng đau nhức nếu được bổ sung thường xuyên. Bạn có thể lựa chọn các loại quả như cam, bưởi, dứa, đu đủ, chanh, dâu tây… Về rau, bạn có thể lựa chọn rau cải, cải mầm, cải xoăn, bông cải xanh… để hỗ trợ cho người bệnh đau xương khớp.

Ngoài ra, các thực phẩm chứa acit béo Omega- 3 như cá ngừ, cá trích, cá hồi… rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Hoặc nước hầm xương chứa nhiều hoạt chất chondroitin và glucosamin. Các chất này giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức và viêm khớp. Sữa, các chế phẩm từ sữa, nấm, trà xanh cũng nên được bổ sung cho người bệnh xương khớp.

Đau nhức xương khớp không nên ăn các món ăn chứa nhiều photpho. Các thực phẩm đó là gan động vật, thức ăn nhanh, khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng…

Người bệnh cũng nên tránh xa các thực phẩm chứa đường. Sau khi vào cơ thể, đường sẽ giải phóng cytokine, một chất gây viêm khớp.

Các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế cũng cần được hạn chế trong thực đơn người bệnh. Các thực phẩm này kích thích tình trạng viêm khớp nặng hơn.

Với bài viết này, thiết bị y tế Việt Mỹ hy vọng bạn đã được tìm hiểu rõ ràng, chi tiết về benh xuong khop la gi, cách phân loại, nguyên nhân, triệu chứng… của bệnh này. Và bạn hãy tham khảo bài viết này và kiến thức trong những bài viết sau nhé!

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top