Các vật dụng phải chuẩn bị khi cách ly, điều trị Covid tại nhà

Khẩu trang y tế dùng 1 lần đủ dùng cho cả nhà trong 2 – 3 tuần; găng tay y tế sạch tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2 – 3 tuần; nhiệt kế điện tử, máy đo huyết áp, máy đo spo2… là những vật dụng cần chuẩn bị khi điều trị F0 tại nhà. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cần chuẩn bị những gì bạn nhé.

1.Vật dụng phải chuẩn bị khi cách ly, điều trị f0

Theo hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 (F0) tại nhà do Bộ Y tế ban hành, ngay khi được thông báo về việc cách ly, điều trị F0 tại nhà, các thành viên trong gia đình chuẩn bị các vận dụng tối thiểu sau:

cach-nhan-biet-ve-benh-cao-huyet-ap2

  • Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2 – 3 tuần);
  • Găng tay y tế sạch (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2 – 3 tuần);
  • Nhiệt kế điện tử, máy đo huyết áp, máy đo spo2,
  • Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nylon màu vàng để lót bên trong thùng;
  • Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm: bàn chải răng; khăn tắm; khăn mặt; chậu tắm, giặt; bộ đồ dùng ăn uống; xà phòng (tắm, giặt); máy giặt (nếu có); dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân;
  • Các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh sẵn có như: cao huyết áp, đái tháo đường, gút… với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày;
  • Các thuốc và đơn thuốc (toa) của bác sĩ đối với người nhiễm (nếu có)

2.Các phương pháp xử trí khi trở thành F0

Nếu có những triệu chứng đơn giản, hãy xử trí như sau:

  • Sốt:

Đối với người lớn: Nếu sốt > 38.5°C hoặc đau đầu, đau người nhiều, cần uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên; uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Đối với trẻ em: Nếu sốt > 38.5°C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để xử lý.

  • Ho: Dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ. Có thể dùng thêm vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ.
  • Nếu người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 ≤ 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.

Khi nào cần thông báo với nhân viên y tế ?

Nếu có một trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế:

  • Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường:

Thở rên

Rút lõm lồng ngực

Phập phồng cánh mũi

Khò khè

Thở rít thì hít vào.

  • Nhịp thở tăng:

Người lớn có nhịp thở ≥ 21 lần/phút;

Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút;

Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.

  • Các chỉ số sinh tồn khác bất thường:

cac-vat-dung-can-chuan-bi-khi-cach-ly-tai-nha1

Chỉ số bão hòa oxy máu giảm: SpO2 < 96%;

Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút;

Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.

– Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

– Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

– Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

– Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn .

– Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết…

Hiện nay dịch bệnh COVID-19 vẫn có diễn biến phức tạp vì vậy nếu không may ở Hà Nội mà bạn trở thành F0 thì việc tự theo dõi, chăm sóc theo đúng khuyến cáo của ngành y tế là điều vô cùng cần thiết để chiến thắng với dịch bệnh COVID-19.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top