Tất cả mọi người đều biết oxy đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cụ thể việc thiếu oxy trong cơ thể mình (hay thiếu nồng độ oxy trong máu) sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm nào.
Nồng độ oxy trong máu – spO2 là 1 trong 5 chỉ số sinh tồn của con người
Một số nghiên cứu mới nhất cho thấy sự duy giảm nồng độ oxy trong máu là một trong những biểu hiện khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2, mà nếu không phát hiện sớm sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng nguy kịch và gây tử vong.
1.Đối tượng nào cần sử dụng máy SpO2?
Những người mắc bệnh về đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch, các vận động viên,… là những đối tượng đặc biệt cần phải theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên.
Đặc biệt hơn nữa, theo một nghiên cứu gần đây nhất của một nhóm chuyên gia tại Đại học Y khoa Washington của Mỹ, đã phát hiện ra nồng độ oxy trong máu là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng: đa số các trường hợp tử vong do Covid-19 có nồng độ bão hòa oxy trong máu thấp từ 91% trở xuống. Các trường hợp này gần như chưa có biểu hiện có việc nhiễm Covid-19 như ho hoặc khó thở. Trên thực tế, phần lớn các ca tử vong do nhiễm Covid-19 khi được phát hiện dương tính thì bệnh đã trở nặng. Chỉ số oxy trong máu đã xuống rất thấp, khiến cho bệnh nhân nhanh chóng rơi vào nguy kịch, dẫn đến tử vong.
Vì vậy, việc kiểm tra chỉ số SpO2 thường xuyên rất quan trọng, vì sẽ giúp phát hiện sớm việc nhiễm virus SARS-CoV-2, ngay cả khi chưa có một biểu hiện cụ thể nào của bệnh. Điều này giúp làm tăng nguy cơ sống sót của chính bản thân mình.
Tác hại của việc thiếu hụt oxy trong máu đối với sức khỏe
Thiếu oxy trong máu là tình trạng suy giảm nồng độ oxy trong máu (độ bão hòa oxy thấp đến 60mmHg), có thể gây ra tình trạng thiếu oxy ở các tế bào và mô.
Điều này sẽ gây ra các vần đề về sức khỏe như: khó thở, thở khò khè, ho thường xuyên,…
Nặng hơn là sẽ gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, làm tăng khả năng phát triển bệnh tim và ung thư phổi, cao huyết áp, thiếu oxy não dẫn đến tai biến mạch máu não,… Nồng độ oxy trong máu càng thấp thì mối nguy hiểm càng tăng cao.
Tình trạng suy giảm nồng độ oxy trong máu sẽ diễn biến một cách âm thầm im lặng, đến khi được phát hiện thì nó đã trở nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đây cũng là lý do mà một số bệnh nhân bị nhiễm covid rơi vào tình trạng nguy kịch và dẫn đến tử vong rất nhanh. Bởi vì khi virus bắt đầu tấn công vào phổi thì sự trao đổi oxy đã suy giảm khiến SpO2 hạ thấp. Nhưng do chủ quan và không kiểm tra theo dõi thường xuyên nên không được phát hiện sớm. Đến khi phát hiện bệnh thì lúc này nồng độ oxy trong máy SpO2 đã tụt giảm nghiêm trọng. Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn bệnh nhân đã rơi vào tình trạng nguy kịch.
Vì vậy, đừng xem thường việc kiểm tra nồng độ oxy trong máu SpO2 thường xuyên mỗi ngày.
Triệu chứng khi chỉ số SpO2 giảm
Tình trạng giảm chỉ số SpO2 (còn gọi là thiếu oxy trong máu) gây ra một số triệu chứng sau:
- Thay đổi về màu sắc của da;
- Suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn;
- Ho;
- Nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm;
- Khó thở, thở nhanh, thở khò khè.
Khi cơ thể không đủ oxy, gây thiếu oxy máu (hạ chỉ số SpO2) là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu máu thiếu oxy, não, gan và nhiều cơ quan khác trên cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc nắm rõ lượng oxy trong máu. Từ đó có phương án xử lý kịp thời khi gặp tình trạng nguy hiểm.
Giải pháp đo nồng độ oxy trong máu – SpO2
Với sự phát triển của khoa học, việc kiểm tra nồng độ oxy trong máu đã trở nên rất dễ dàng. Mỗi người có thể tự thực hiện tại nhà mà không cần đến các xét nghiệm phức tạp. Việc xác định nồng độ oxy trong máu được thực hiện bằng các loại máy đo khá phổ biến do dễ dàng thực hiện và đem lại kết quả đo chính xác, nhanh chóng.
Tiêu chí lựa chọn máy đo oxy trong máu
Chọn loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng
- Máy đo nồng độ oxy có kích thước nhỏ gọn với kiểu dáng gần giống với một chiếc kẹp, với 2 dạng chính: Máy đo nồng độ oxy cầm tay và máy đo nồng độ oxy để bàn.
- Đối với dạng cầm tay: Sẽ có thêm dạng màn hình để quan sát số liệu.
- Đối với dạng để bàn: Loại máy này có kiểu dáng gần giống với một chiếc kẹp tay có sẵn màn hình số liệu trên đó, khi đo bạn cần đặt tay lên bàn để máy đo được chính xác.
Đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn y tế.
Có thiết kế để kiểm tra tại chỗ sự vận chuyển oxy trong máu của hồng cầu.
Hiển thị SpO2 dạng sóng thể tích đo, tần số xung nhịp. Vận hành dễ dàng, hiệu quả, đơn giản và hoàn toàn đo lường không đau.
Có các tính năng khác đi kèm.
Kết nối với điện thoại thông minh giúp người dùng xem được kết quả đo của mình trên màn hình hiển thị với các biểu đồ và chỉ số cụ thể, để người dùng dễ dàng quan sát và biết được tình trạng của mình.
Cảnh báo pin yếu và yêu cầu sạc mỗi khi sắp cạn kiệt pin.
Giá thành phù hợp túi tiền.
Hiện nay, giá tiền mua 1 chiếc máy đo nồng độ oxy có giá khoảng từ 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ tùy vào thương hiệu và chức năng của máy.
Hãy đầu tư cho mình 1 chiếc máy đo nồng độ oxy để theo dõi mức độ bão hòa oxy của bạn. Đặc biệt bạn sẽ bạn giảm bớt lo lắng và mang lại cho bạn cảm giác yên tâm.
Thương hiệu uy tín, chất lượng.
Việc chọn địa chỉ mua uy tín cùng các chính sách bảo hành tốt và dài hạn là điều kiện tối quan trọng trước khi mua máy đo nồng độ oxy.
Khi mua, bạn cần xem xét về thời gian bảo hành nhanh, bán hàng chính hãng, thông tin sản phẩm rõ ràng đăng tải trên website, đó là những thông tin để bạn có thể lựa chọn hàng đầu trước khi ra quyết định mua.
Một số thương hiệu uy tín và chất lượng có trên thị trường hiện nay như: iMediCare,…
Cách theo dõi nồng độ oxy trong máu
Giá trị chỉ số SpO2 được biểu thị bằng 1%. Nếu máy đo oxy cho kết quả 97% thì chứng tỏ mỗi tế bào hồng cầu được tạo ra bởi 97% oxygenated và 3% không oxy hóa hemoglobin.
Giá trị SpO2 bình thường sẽ dao động ở mức 95 – 100%.
Nếu giá trị SpO2 xuống dưới 95%, đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa máu kém.
Các nghiên cứu chứng minh rằng chỉ số SpO2 từ 94% trở lên là chỉ số bình thường, đảm bảo an toàn.
Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn
- SpO2 từ 97 – 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
- SpO2 từ 94 – 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
- SpO2 từ 90% – 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;
- SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
- SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn giống như của người lớn, đó là trên 94%. Nếu chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống dưới mức 90%, cần thông báo cho y bác sĩ để được hỗ trợ can thiệp kịp thời.
Yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2
Thực tế, SpO2 đo được sẽ không chính xác hoàn toàn mà sẽ bị ảnh hưởng bởi:
Độ sai lệch của thiết bị đo (thường là ± 2%);
Hemoglobin bất thường;
Bệnh nhân cử động khi đo;
Tình trạng giảm tưới máu mô do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch hoặc hạ thân nhiệt nặng;
Bị nhiễu ánh sáng trong phòng khi đo;
Sắc độ của móng tay/ chân (nếu sử dụng máy đo SpO2 bằng cách kẹp vào đầu ngón tay/ chân);
Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Trang bị một chiếc máy đo nồng độ oxy để theo dõi cho cả gia đình là điều rất cần thiết. Từ đó chúng ta có được sự điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ trở nên nguy kịch.
Liên hệ ngay hotline 24/24: 1900.633.985 để được tư vấn và đặt mua sản phẩm.
Xem thêm bài viết khác: