Đau cứng cơ sau khi ngủ dậy rất thường thấy ở người cao tuổi hay người có dấu hiệu lão hóa khớp sớm. Tình trạng này nếu kéo dài dễ dẫn đến dính khớp, nặng hơn là mất chức năng và không thể vận động.
Tình trạng đau cứng cơ là gì?
Có nhiều người than phiền rằng, sau khi ngủ dậy cơ thể có cảm giác cứng khớp hoặc đau cứng cơ. Đây có thể là hậu quả của tình trạng sưng viêm xương khớp. Khi nằm ngủ, hiện tượng sưng viêm này vẫn tiếp tục tiến triển, gây cho bạn cảm giác đau nhiều, khó cử động. Đây là triệu chứng báo hiệu sức khỏe bạn đang gặp vấn đề.
Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng đau cứng cơ khi ngủ dậy, với nguyên nhân do bị viêm sưng khớp, chỉ cần được chẩn đoán kịp thời, hầu hết các trường hợp đều có thể được điều trị dứt điểm trước khi tiến triển nặng hơn.
Biểu hiện của tình trạng đau cứng cơ
Biểu hiện dễ thấy nhất là khi bệnh nhân tỉnh dậy và có ý định cử động, họ sẽ cảm thấy rất đau đớn, thường gặp ở cẳng chân và đầu gối. Bệnh nhân cảm thấy khó cử động vì khi xuất hiện triệu chứng đau, não bộ sẽ dẫn truyền thông tin ngưng hoạt động xuống cho vùng cơ ở chân, làm cho bệnh nhân khó khăn trong việc di chuyển.
Bệnh nhân cảm nhận như bị liệt trong một khoảng thời gian ngắn, cho tới khi cơn đau giảm dần mới có thể bắt đầu cử động trở lại. Đó là triệu chứng thường thấy nhất của tình trạng đau cứng cơ.
Đối tượng nào dễ mắc phải tình trạng tê cứng cơ khi ngủ dậy?
Những người thuộc nhóm dễ mắc chứng đau cứng cơ nhất thường là:
- Người trẻ có dấu hiệu thoái hóa xương khớp. Có thể là bị thoái hóa ở đầu gối, cột sống lưng,…
- Người lớn tuổi cũng bị viêm khớp đầu gối, đau thắt lưng,… không chăm sóc bản thân tốt nên thường có cảm giác bị đau cứng cơ, khó cử động đặc biệt sau khi ngủ dậy.
- Khi đó bệnh nhân cần đến khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, kịp thời.
Những phương pháp điều trị tình trạng trên?
Trên thực tế, không có bất kì loại thuốc nào trên thị trường có thể điều trị dứt điểm và tận gốc tình trạng đau cứng cơ khi ngủ dậy. Phần mô cơ bị căng cứng và sưng viêm cần được can thiệp và điều trị đúng cách.
1.Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
Đây là một trong những phương pháp tốt nhất được thực hiện bởi chuyên viên vật lí trị liệu – phục hồi chức năng. Họ là những người được đào tạo chuyên sâu để tác động lực bằng tay và các dụng cụ hỗ trợ giúp làm giãn các bó cơ, giảm sưng viêm và căng cứng cơ, giúp bệnh nhân vận động linh hoạt như trước.
Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu cũng hoàn toàn khác massage. Người thực hiện thực trị liệu cơ chuyên sâu cần có kiến thức y học và thực hiện dãn cơ trên một khu nhất định tùy theo tình trạng từng người. Ngược lại, massage là phương pháp thư giãn được thực hiện chung trên toàn cơ thể không tập trung chuyên sâu trên một bộ phận nào.
2.Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống là điều trị bằng lực tác động bằng tay, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh khớp xương về đúng vị trí và đảm bảo các khớp xương cử động đúng cách.
Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình điều trị, bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị kết hợp với các phương pháp vật lí trị liệu bổ trợ và các bài tập vận động trị liệu được thiết kế chuyên biệt cho từng bệnh nhân để phục hồi chức năng và sự linh hoạt của cơ xương.
3.Tia laser cường độ cao
Tia laser cường độ cao thế hệ IV đã được chứng minh là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả trong việc chữa lành các cơn đau, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và giảm các chứng sưng viêm. Đây là loại tia có bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất hiện nay, với khả năng kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào và chữa đau hiệu quả.
4.Sóng xung kích Shockwave
Đây là thiết bị đa năng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như chấn thương chỉnh hình, vật lý trị liệu, y khoa thể thao… Sóng xung kích Shockwave đã được nhiều bệnh viện ở các nước tiên tiến sử dụng để điều trị các bệnh lý đau của hệ cơ xương và mang đến sự thành công. Đây là liệu pháp chữa trị lý tưởng, giúp đẩy nhanh tiến độ hồi phục, chữa các cơn đau cấp và mãn tính mà không cần phẫu thuật hay sử dụng thuốc giảm đau
Trong phần lớn trường hợp, từ những ca bệnh nặng đến bệnh nhẹ, thì bệnh nhân đều có khả năng được trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên thời gian điều trị còn tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Từ 3 tuần – 2 tháng là khoảng thời gian điều trị dứt điểm ở một số trường hợp chưa tiến triển nặng. Những trường hợp đã quá nặng và có biến chứng, bệnh nhân sẽ phải kiên trì và liên tục điều trị trong một thời gian dài.