Khi thời tiết thay đổi, trời nắng nóng đột ngột kèm theo độ ẩm cao khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có cúm A.
Bệnh cúm A là gì?
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.
Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp. Qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi. Hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus. Rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
Người mang vi rút cúm A có khả năng truyền virus cho những người xung quanh. Trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng của bệnh.
Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh,. Đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ… Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu phòng chống cúm A. Khi có vắc xin, việc tiêm phòng bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Những biểu hiện của bệnh cúm A
Bệnh cúm A bùng phát mùa nắng nóng
Người nhiễm cúm A nói chung thường có những biểu hiện giống cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh còn kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn. Vì thế, cần theo dõi khi trẻ có những biểu hiện bất thường sau nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và có hướng điều trị kịp thời:
– Sốt cao liên tục trên 39 độ C.
– Có biểu hiện đau đầu, đau cơ
– Ho, đau họng, đau nhức cơ bắp
– Một số bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở
– Khi bệnh có chuyển biến nặng thường bị tức ngực, tim đập nhanh.
Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, trẻ dễ bị viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và tử vong.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị cúm A
– Áp dụng các biện pháp cách ly để phòng tránh lây nhiễm cho người khác. Hạn chế ra khỏi phòng bệnh, khi ra khỏi phòng cần đeo khẩu trang cho trẻ.
– Hạn chế người vào thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ nếu không thực sự cần thiết. Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang ngoại khoa.
– Phối hợp dùng thuốc hạ sốt và/hoặc thuốc kháng sinh cho trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
– Theo dõi thân nhiệt thường xuyên bằng nhiệt kế điện tử. Kiểm tra nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón tay.
Theo dõi thân nhiệt thường xuyên bằng nhiệt kế điện tử
– Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu. Ví dụ như: cháo, bột, sữa. Uống nhiều nước nhất là nước hoa quả có nhiều vitamin C.
– Vệ sinh khay ăn, thau chậu, bô, và các vật dụng của trẻ bằng xà phòng.
– Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ. Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.
Cách phòng bệnh cho con để tránh dịch cúm A vô cùng nguy hiểm
Dịch cúm A có chủng độc lực cao có thể khiến bệnh nhân nhanh chóng tử vong. Và có thể tiềm ẩn nguy cơ gây đại dịch cần được theo dõi một cách chặt chẽ.
Bộ Y tế cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các chuyên gia của WHO, FAO khuyến cáo: Không vì thế mà mất cảnh giác trong việc theo dõi tình hình của dịch bệnh. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ cần có các biện pháp phòng tránh dịch cúm A:
– Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
– Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.
– Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở, … Cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
– Cần có chế độ ăn hợp lý, dễ tiêu hóa và đủ dinh dưỡng. Ăn chín uống sôi. Tránh ăn các loại thịt, trứng từ các loại gia cầm đã bị ốm và chết.
– Vệ sinh răng miệng cho trẻ, lưu ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
– Đồng thời nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch bằng cách cho trẻ vận động, tập thể dục.