Kể từ khi em bé được hình thành, mẹ có thể có những thay đổi rõ rệt về cân nặng, tính tình, và xuất hiện các triệu chứng khác. Vậy em bé và mẹ có thay đổi gì trong giai đoạn này? Bạn hãy cùng iMedicare tìm hiểu thông tin liên quan đến mẹ và bé này nhé!
Những thay đổi của người mẹ và thai nhi trong quý 1 của thai kỳ
Quý 1 của thai kỳ được tính từ lúc thụ thai đến tuần 16. Đặc điểm và giới tính của thai nhi được hình thành khi tinh trùng gặp trứng.
Thay đổi ở thai nhi
- Bộ não, dây thần kinh, tim, phổi và xương được hình thành. Tim bắt đầu đập ở tuần thứ 9 – 12. Mạch đập của tim từ 120 – 160 nhịp/phút.
- Thai nhi rất nhạy cảm với thuốc lá và rượu trong thời gian này.
- Tai, cánh tay, bàn tay, ngón tay, chân và ngón chân được hình thành vào tháng thứ 3. Cử động phản xạ làm cho khuỷu tay của bé uốn cong, cẳng chân đá lên và các ngón tay gập vào trong lòng bàn tay.
- Thai nhi sẽ dài khoảng 5.7cm và cân nặng khoảng 113g vào tuần thứ 16.
Thay đổi ở cơ thể mẹ
Suốt thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của người mẹ tạm dừng, cơ thể tiết ra hormone (nội tiết tố). Người mẹ có thể gặp phải các hiện tượng như:
- Buồn nôn hay còn gọi là nghén. Triệu chứng này thường xảy ra vào buổi sáng (do cơ thể tiết ra nhiều hormone) hoặc bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Cơ thể tăng khoảng 0.45 – 0.9kg vào tuần thứ 8 và 0.9 – 1.35kg vào tuần thứ 16.
- Vú mềm và lớn hơn. Kích thước bụng bầu tăng lên.
- Tiểu nhiều lần hơn. Mệt mỏi hơn và ít sinh lực. Tuy nhiên, vào cuối quý này của thau kỳ, bạn cảm thấy đói hơn và nhiều sinh lực hơn.
- Thấy xúc động hơn, thay đổi tâm tính đột ngột và dễ khóc.
- Bị đầy hơi hoặc táo bón cho đến cuối kỳ mang thai. Mồ hôi nhiều.
- Có thể chảy máu chân răng, chảy máu cam và nghẹt mũi. Có thể thấy co thắt bụng sau khi tập thể dục hoặc quan hệ tình dục.
Những thay đổi của người mẹ và thai nhi trong quý 2 của thai kỳ
Quý 2 của thai kỳ được tính từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 28.
Thay đổi của thai nhi
- Lông mày, lông mi và tóc bắt đầu mọc. Lông tơ bắt đầu mọc trên cơ thể.
- Da nhăn, đỏ và chứa đầy mỡ. Thẫn đã tiết ra nước tiểu.
- Bé bắt đầu chuyển động nhiều. Bé có thể đá, khóc, nấc cục và phản ứng lại với các âm thanh bên ngoài. Có lúc bé hoạt động nhưng cũng có khi yên lặng. Bác sĩ dễ dàng nghe được nhịp đập của tim thai.
- Mắt đã phát triển gần hoàn thiện, mi mắt có thể mở và đóng lại. Thai nhi bắt đầu tăng trưởng từng đợt về chiều dài và trọng lượng:
+ Dài khoảng 25.4cm và cân nặng khoảng 0.34kg vào tuần thứ 20.
+ Dài khoảng 30.48 cm và nặng khoảng 0.68kg vào tuần thứ 24.
+ Dài khoảng 38.1cm và nặng khoảng 1.13kg vào tuần thứ 28.
Thay đổi của mẹ
- Bụng đã bắt đầu lộ rõ. Thai phụ có thể tăng từ 0.34 – 0.45 kg/tuần hoặc 1.35 – 1.8 kg/tháng.
- Núm vú và ngấn trên bụng của người mẹ có thể sạm đen.
- Có thể có những vết rạn phát triển trên bụng, hông và vú. Ngực lớn thêm, mềm hơn và tĩnh mạch lộ rõ. Chất lỏng trong, màu trắng, gọi là sữ non, có thể rỉ ra từ vú. Thai phụ thấy thoải mái trong hầu hết thời gian và có dáng vẻ khỏe mạnh, ít mệt mỏi và có sinh lực hơn.
- Tuy nhiên, người mẹ có thể khó nghĩ, khó tập trung. Lưng có thể đau âm ỉ trong thời gian này. Vì thế, mẹ nên ngủ trên đệm vững chắc, mang giày thấp hoặc đế bệt, tránh nâng hoặc nhấc các vật nặng.
- Thấy đói thường xuyên hơn có thể thèm ăn vài món nhất định. Người mẹ cũng có thể bị ợ nóng sau khi dùng các thức ăn khó tiêu, béo hoặc nhiều gia vị.
- Có nguy cơ tăng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Do đó, mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày.
- Tóc thấy dày hơn và nhờn dầu. Có lúc, người mẹ thấy cơ của tử cung thắt chặt và nới lỏng. Đây gọi là co thắt Braxton Hick (còn gọi là cơn chuyển dạ giả). Thai phụ hãy nhanh chóng nhập viện nếu có 4 cơn co thắt trở lên trong vòng 1 giờ đồng hồ.
- Ham muốn tình dục có thể tăng hoặc giảm và thay đổi từ tuần này qua tuần khác.
Những thay đổi ở người mẹ và thai nhi trong quý 3 của thai kỳ
Quý 3 của thai kỳ sẽ được tính từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 40
Thay đổi của thai nhi
- Bộ não và hệ thần kinh phát triển nhanh chóng. Người khác có thể nghe thấy mạch đạp của thai nếu đặt tay lên bụng bầu của người mẹ. Phổi của bé tiếp tục hoàn thiện.
- Thời gian ngủ và thức của bé đã được xác lập. Các động tác đá và co duỗi của bé được mẹ cảm nhận rõ ràng.
- Kích thước thai nhi:
+ Dài khoảng 40.64cm và nặng khoảng 1.13 – 1.35 kg vào tuần thứ 32.
+ Dài khoảng 45.72cm và nặng khoảng 2.48kg vào tuần thứ 36.
+ Dài khoảng 50.8cm (20 inches) và nặng từ 2.93 – 3.38 kg vào tuần thứ 40.
- Mắt của bé mở rộng. Da mịn do mỡ bắt đầu phủ đầy các nếp nhăn.
- Thai nhi hoạt động nhiều, có lúc ngủ và thức. Thai nhi có thể xoay đầu xuống vị trí bên dưới. Thai nhi dường như yên lặng hơn do có ít khoảng trống để cựa quậy.
Thay đổi của người mẹ
- Người mẹ tăng cân nhanh hơn vào tháng cuối.
- Chú ý sẽ thấy thai nhi đạp vào sườn của mình. Bụng dường như chuyển động do thai nhi cựa quậy.
- Thai phụ thấy khó chịu và dễ mệt mỏi hơn, hay bị choáng váng khi thức dậy. Chân, bàn tay và mắt cá chân có thể bị sưng. Có thể đau lưng và đau cẳng chân.
- Vú có thể rò sữa (sữa non).
- Có thể khó chịu khi ngồi, nằm lâu, khó ngủ và tức thở khi thai nhi đẩy ngược lên phổi của người mẹ.
- Có thể tiểu tiện nhiều lần hơn do đầu của thai nhi đè lên bàng quan của người mẹ. Có thể bị rò rỉ nước tiểu, bị trĩ và ợ nóng; đổ mồ hôi và bắt đầu dễ mệt mỏi hơn.
- Tử cung hạ thấp hơn do thai nhi “rơi xuống”. Đây gọi là sa bụng (thời kỳ sắp sinh). Người mẹ thấy có áp lực nơi xương chậu.
- Cơn co Braxton Hicks trở nên thường xuyên hơn. Hãy đi khám ngay nếu có 4 lần co thắt trở lên trong 1 giờ. Ngoài ra, nên đi khám nếu thấy có bất cứ bất ổn nào.
Trong thai kỳ, cả mẹ và em bé đều có những sự biến đổi và có đặc trưng riêng cho từng giai đoạn. Vì vậy, cả mẹ và người thân đều cần lưu ý để thai nhi phát triển tốt, an toàn, mẹ giữ được sức khỏe ổn định, chuẩn bị cho giai đoạn sau.
>>> Xem thêm: Máy hút sữa điện đơn