Trẻ sơ sinh hay khò khè là một biểu hiện của bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, ho, viêm amidan hoặc mềm sụn thanh quản… Sự nguy hiểm của bệnh về đường hô hấp là biến chứng nhanh, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Cha mẹ không được chủ quan, cần theo dõi và có những phương pháp xử lý. Nặng hơn hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được chữa trị.
>> Chọn máy xông khí dung cho trẻ
Biểu hiệu trẻ sơ sinh hay khò khè như thế nào?
- Khi trẻ sơ sinh thở phát ra những tiếng khò khè. Nghe rõ hơn nếu mẹ ghé sát tai vào mũi hay miệng trẻ.
- Biểu hiện này rõ hơn khi bé ngủ, tiếng thở sẽ lạ, gần giống tiếng ngáy và không đều.
- Khi bé thở mạnh, tiếng khò khè cũng được nghe thấy từ xa khiến cha mẹ hết sức lo lắng.
Nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh khò khè
Có nhiều nguyên nhân tại sao trẻ hay bị khò khè, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
Bệnh hen suyễn
Biểu hiện của bệnh là khi ngủ, bé sẽ thở khò khè. Biểu hiện này sẽ có thể tăng lên khi bé hít phải khói bụi, tác nhân gây kích ứng hoặc thay đổi thời tiết.
Viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày
Thường xuyên xảy ra đối với trẻ dưới 2 tuổi do sức đề kháng yếu. Tình trạng trào ngược dạy dày khiến chất dịch chảy vào đường hô hấp, gây ra bé khó thở, thở khò khè
Mềm sụn thanh quản
Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản là do sự chèn ép của các mạch máu lớn. Tình trạng này thường xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi gấy nên hiện tượng trẻ bị khò khè.
Do trẻ bị sốt
Trong thời gian trẻ sơ sinh bị sốt, ho cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc bệnh viêm phổi.
Viêm thanh phế quản cấp tính
Biểu hiện là bé sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm.
Trẻ có thể bị tim bẩm sinh
Biểu hiện là nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái. Khi nhận thấy tình trạng này, mẹ cần đưa con đi điều trị ngay.
Dị vật mắc ở đường hô hấp
Việc trẻ hay ngậm, nuốt vật lạ thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. điều này cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh hay khò khè.
Viêm amidam cấp tính
Viêm amidam cấp tính sẽ làm bé khò khè và cả đờm.
Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị khò khè
- Khi thay đổi thời tiết, đặc biệt trời trở lạnh, vào mùa đông mẹ cần giữ ấm vùng cổ, ngực và mũi cho trẻ.
- Bằng cách mặc áo ấm, quấn khăn, hạn chế cho trẻ ra ngoài.
- Luôn đeo khẩu trang, vải che cho trẻ khi ra đường để hạn chế việc trẻ hít phải khói bụi
- Thường xuyên vệ sinh họng, miệng hàng ngày
- Tránh ngoáy mũi nhiều thì sẽ gây tổn thương phần tiền đình mũi và niêm mạc mũi
- Mọi trường hợp nếu cần sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nên vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ để tăng sức đề kháng.
Cách chữa trẻ sơ sinh bị khò khè do mắc bệnh về đường hô hấp
Khi trẻ bị khò khè do các bệnh về đường hô hấp thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế khám, kê thuốc và sử dụng xông khí dung hàng ngày để chữa bệnh hiệu quả nhất.
Hiện nay máy xông khí dung là thiết bị cần thiết được bác sĩ khuyến khích sử dụng khi nhà có con nhỏ. Ngoài chữa bệnh liên quan về đường hô hấp thì thiết bị này còn được sử dụng phòng ngừa bệnh bằng cách xông nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng hàng tuần.
Máy xông khí dung siêu âm
Nếu bé sợ tiếng ồn từ máy xông khí dung thông thường thì mẹ có thể dùng máy xông siêu âm iMediCare sau:
- Sản phẩm sử dụng công nghệ MESH giúp máy vận hành cực êm và tiết kiệm điện năng.
- Tốc độ xông nhanh, với tốc độ xông trung bình ≥0.25ml/phút mang lại hiệu quả cao.
- Đường kính hạt trung bình các hạt thuốc 1~4 µm dễ dàng đi sâu vào trong các bộ phận hô hấp và phát huy tối đa hiệu quả điều trị tại từng tiểu phế nang.
- Sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ
- Độ ồn của máy cực nhỏ, người sử dụng hoàn toàn có thể thoải mái vận hành máy mà không phải lo lắng về tiếng ồn trong quá trình sử dụng.
- Thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo mọi lúc mọi nơi.
- Sử dụng pin AA hoặc cổng cấp nguồn USB
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ cho ba mẹ thêm kiến thức chính xác khi nhà có trẻ sơ sinh và phòng ngừa, điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp của trẻ nhỏ nhé!