Sử dụng bình oxy trợ thở hiện nay được một số gia đình lựa chọn khi người nhà gặp vấn đề khó khăn trong việc hít thở. Tuy nhiên bình oxy có một hạn chế rất lớn là phải theo dõi, tính toán xem khi nào hết để thay thế kịp thời. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tính toán chuẩn xác nhất để thay thế bình. Cũng như gợi ý cho bạn giải pháp tốt nhất thay thế bình oxy tại nhà. Điều này sẽ giúp bạn không phải lo lắng mỗi khi bình oxy sắp hết nhé.
>> Máy tạo oxy và bình oxy cái nào tốt hơn
Thời gian sử dụng của bình khí oxy thở tại nhà được tính như thế nào
Biết cách tính thời gian sử dụng của bình khí oxy thở giúp bạn chủ động được việc nạp lại khí vào bình. Hoặc đăt mua các bình mới. Tránh việc hết khí trong các trường hợp khẩn cấp.
Bình oxy chứa một lượng lớn khí oxy tinh khiết nhân tạo được nén dưới áp suất cao. Trong bình ngoài khí oxy còn có một số khí khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ là N2, CO2, H2O,… Khí oxy thở tại nhà giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc nhiều bệnh. Ví dụ như chứng bệnh về tim mạch, hô hấp và những trường hợp mệt mỏi, kiệt sức do thiếu oxy.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại bình khí oxy với nhiều kích cỡ và khối lượng khác nhau. Khi mua hàng, khách hàng chỉ biết căn cứ vào thể tích của bình mà xác định lượng khí có trong bình. Nhưng thực tế không đúng như vậy. Và đôi khi ngay cả người bán cũng không biết rõ thể tích khí thực có trong bình chính xác là bao nhiêu. Một số trường hợp sử dụng những vỏ bình cũ, không được kiểm định chính xác về độ an toàn và áp suất. Khi đem đi chiết tách, không đảm bảo đủ dung tích của bình mà khi được sử dụng nên rất mau hết.
Vì vậy cách tính thời gian sử dụng của bình khí oxy dựa trên thể tích ghi trên bình thường không chính xác.
Các thông số cần nắm rõ ở bình oxy
– Thể tích vỏ chai: đơn vị tính bằng lít
– Áp suất: tính bằng đơn vị bar hoặc kg/em2 hay PSI
– Thể tích khí: đơn vị tính bằng lít.
– Đồng hồ gắn trên bình sẽ hiển thị thông số áp suất, thể tích bình có ghi trên thân bình
Công thức chuyển đổi đơn vị áp suất: 150 bar = 150 kg/em2 ~ 2100 PSI.
Cách tính thể tích khí thực của bình oxy
Thể tích khí thực = thể tích vỏ bình x áp suất
VD: bình có thể tích 10 lít, áp suất 150bar => thể tích khí thực =10×150 = 1500 lít khí Oxy
Cách tính thời gian sử dụng bình khí oxy thở tại nhà
Thời gian sử sụng một bình chứa oxy được tính thông qua các chỉ số sau:
– Lưu lượng oxy được chỉ định sử dụng
– Thời gian tiêu hao lưu lượng trong 1 phút
– Thể tích khí thực bình chứa
Công thức: Thời gian sử dụng bình = thể tích khí thực /lưu lượng khí tiêu hao liên tục trong 1 phút.
Trên thực tế con số tính thời gian sử dụng của bình khí oxy thở tại nhà chỉ là tương đối. Nguyên nhân là do đa số khí được nén vào bình không đủ áp suất. Ví dụ như ở môt số bình cũ, bình tái sử dụng sẽ hay xảy ra. Và trong quá trình sử dụng, thao tác đóng mở van cũng làm tiêu hao một lượng nhỏ khí ra ngoài.
Giải pháp tốt nhất hiện nay khi sử dụng khí oxy tại nhà
Hiện nay giải pháp tốt nhất được các bác sĩ khuyên dùng đó là sử dụng máy tạo oxy tại nhà.
Hiện nay giải pháp tốt nhất được các bác sĩ khuyên dùng đó là sử dụng máy tạo oxy tại nhà
Tại sao sản phẩm này được khuyên dùng?
Thứ nhất, máy tạo oxy sử dụng oxy tự nhiên ngoài trời, không phải oxy nhân tạo nên rất tốt với phổi người bệnh.
Thứ hai, máy tạo oxy hoạt động bằng cách tập trung oxy trong không khí. Sau đó loại bỏ các tạp chất và khí trơ, để cho ra oxy tinh khiết nhất. Giúp người bệnh điều trị hiệu quả.
Thứ ba, máy tạo oxy hoạt động bền bỉ, không cần phải sợ hết khí. Không cần phải tính toán để thay mới như bình oxy.
Thứ tư, máy tạo oxy gọn nhẹ, có bánh xe dễ dàng di chuyển đi mọi nơi. Không cồng kềnh, nặng nề như bình oxy.
Thứ năm, tính kinh tế của máy tạo oxy rất tốt. Chỉ phải bỏ ra vài triệu mà dùng được cả đời. So với bình oxy thì rõ ràng là kinh tế hơn rất nhiều. Bởi những bệnh liên quan đến hô hấp và phổi thì việc dùng trợ thở phải tính bằng năm chứ không tính bằng ngày, tháng.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán và kiểm soát được lượng khí còn lại sau mỗi lần sử dụng. Từ đó có thể trang bị đầy đủ khí oxy thở trong nhà khi cần thiết. Cũng như giúp bạn lựa chọn được phương pháp trợ thở tốt nhất, phù hợp nhất cho bệnh nhân.