Chăm sóc, điều trị vết loét da ở người bệnh nằm lâu

Khi người bệnh nằm lâu ngày, nằm lâu không thay đổi tư thế, lưu lượng máu giảm, việc cung cấp chất dinh dường và oxy cho da và các mô tại các vị trí bị tỳ, đè bị suy yếu làm cho các tế bào bị chết, phân hủy và dinh dưỡng vết loét. Nếu không được chăm sóc, điều tị đúng cách, các vết loét da đó sẽ nhiễm trùng, sinh tra giòi bọ, tạo mùi hôi thối, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Loét tỳ đề thường phát triển phổ biến trên các vùng da bị đè, nơi mà trọng lượng cơ thể được phân phối trên một vùng nhơ chêm lót không đầy đủ. Tùy theo tư thế của người bệnh khi nằm hay ngồi mà có vị trì đè khác nhau. Khi nằm ngửa, điểm tỳ lớn nhất là phía sau của xương dọ, khuỷu tay, xương cùng xương cụt, và gót chân. Khi ngồi, điểm tỳ lớn nhất là ụ ngồi, và xương cùng. Loét tỳ đè phát triển nhiều nhất là ở vùng xương cùng cụt.

1.Quy trình chăm sóc loét tỳ đè

– Nhận định tình trạng vùng da bị tỳ đè

– Nhận định toàn trạng.

– Xác định các nguy cơ hình thành loét tỳ.

a.Nhận định tình trạng vùng da bị tỳ đè

Quan sát vùng da bị đè cấn? Màu sắc của da, tuần hoàn da, độ căng phồng và di động? Tình trạng da?

Bề mặt ngoài của da có thể sờ, nhìn khi nhận định, sự mềm mại hay thô ráp của da? Da có vảy? Có vỏ cứng hay ẩm ướt không? Da có thể dày và dai hay mỏng và bở?

Sờ vùng da bị đè: nóng?

b.Nhận định toàn trạng

Đánh giá tình trạng tuần hoàn tại chỗ.

Đánh giá toàn trạng: tri giác, bệnh lý, dinh dưỡng và tổn thương đi kèm.

c.Xác định các nguy cơ hình thành loét tỳ

Một người bệnh không thể tự di chuyển, hay những người bệnh bất động sẽ tăng nguy cơ loét tỳ. Những người bệnh tiểu đường kèm với bệnh lý về thần kinh hay những người bệnh bị liệt càng tăng nguy cơ loét do cảm giác ngoại biên bị suy yếu. Nguy cơ phát triển vết loét càng tăng đối với người bệnh bị suy dinh dưỡng, tiêu biểu không tự chủ, béo phù hay quá ốm, hay tình trạng tri giác bị thay đổi.

2.Chăm sóc phòng ngừa loét tỳ

a.Tránh bị tỳ đè

– Vải trải giường thẳng, phẳng.

– Dùng nệm: sử dụng nệm hơi chống loét

– Xoáy trở 2 giờ/lần

– Vệ sinh da hàng ngày, giữ cho da người bệnh luôn khô ráo.

– Thay quần áo, vải trải giường mỗi khi ẩm ướt.

b.Quản lý chất tiết

– Vết thương: thay bằng mỗi khi băng thấm ướt dịch, dùng túi dẫn lưu dịch vết thương kín trong trường hợp vết thương có nhiều dịch tiết.

– Các ống dẫn lưu trên cơ thể: chăm sóc các hệ thống dẫn lưu được đảm bảo kín, vô khuẩn, thông và một chiều tránh ứ đọng dịch, xả túi mỗi khi đầy 2/3 túi hoặc mỗi 8 giờ, không để túi dịch quá căng dễ sút và đổ ra ngoài.

– Dùng các dụng cụ quản lý nước tiểu, phân: khi người bệnh tiểu tiện không tự chủ: uridom, tã giấy, túi nylon,…

– Kích thích, tăng tuần hoàn tại chỗ:

+ Massage vùng da bị đè cấn với cồn và phấn talc.

+ Tập vận động thụ động, chủ động

+ Dùng sức nóng: đèn chiếu,…

+ Phòng ngừa tổn thương da

+ Di chuyển và xoay trở những người bệnh bất động một cách cẩn thận để ngăn ngừa tổn thương cho da dao va chạm,…

c.Chăm sóc vết loét

Tùy theo giai đoạn loét mà ta có kế hoạch chăm sóc khác nhau:

– Loét giai đoạn 1: áp dụng biện pháp phòng ngừa loét giúp vết loét không tiến triển hơn, chăm sóc vết bạn như một vết trầy da, che chở da ngừa bội nhiễm.

– Loét giai đoạn 2-3-4: chăm sóc vết loét như 1 vết thương nhiễm, tùy theo mức độ có thể đắp ấm, làm mềm mô chết rồi cắt lọc,… kết hợp với phòng ngừa loét để tránh loét lan rộng.

Khi được phòng ngừa, chăm sóc đúng cách, vết loét sẽ không xảy ra hoặc vết loét thu nhỏ dần và khô mặt.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top