Loét trên cơ thể do bệnh nhân nằm lâu là một loại loét có tính chất hoại tử do một vùng cơ thể kém dinh dưỡng mà nguyên nhân bị tì đè kéo dài. Bệnh nhân bị loét ép cần chăm sóc, điều trị đúng quy cách để vết loét không tăng thêm, giúp quá trình lành vết loét nhanh chóng. Bài viết đây sẽ chia sẻ cách điều trị các vị trí bị loét trên cơ thể do bệnh nhân nằm lâu.
1.Các nguyên nhân gây loét
– Bệnh nhân bị các bệnh lý dễ bị loét ép do bị tì đè kéo dài ở một tư thế:
– Hôn mê do tai biến mạch máu não, u não, chấn thương sọ não, viêm não, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm độc, ure máu cao, hạ đường huyết.
– Người già thiếu dinh dưỡng nằm lâu ngày, vận động kém,…
– Liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống (chấn thương cột sống có liệt ủy, viêm tủy,…)
– Sau phẫu thuật thần kinh, sau bố bột chậu, lưng, chân,…
2.Các vị trí dễ bị loét:
Nếu bệnh nhân nằm ngửa kéo dài mà không được chăm sóc chống lót chu đáo thì các vị trí sau đây dễ bị loét ép:
– Vùng xương cùng sẽ bị loét ép sớm nhất.
– Hai gai chậu sau trên
– Dưới mông
– Vùng chẩm
– Vùng xương bả vai
– Khuỷu tay
– Gót chân
Nếu bệnh nhân bị một bệnh lý nào đó không nằm ngửa được mà phải nằm sấp dài ngày (ví dụ bệnh nhân bị bỏng ở vùng lưng). Những vùng bị loét ép là:
-Vùng xương ức
-Vùng xương sườn.
-Đầu gối (xương bánh chè)
-Mu chân.
Nếu bệnh nhân nằm nghiêng kéo dài thì các vị trí thường bị loét ép là:
– Mắt cá chân ngoài, vai, một bên ngoài lồng ngực.
– Phía ngoài đầu gối chân bên này và mặt trong đầu gối chân bên kia.
– Vùng mấu chuyển lớn xương đùi
Trường hợp bệnh nhân suy hô hấp, phải ngồi kéo dài, các vị trí loét ép là:
– Ụ ngồi của xương chậu (dễ bị nhất)
– Xương cùng
– Vùng khoeo
Trường hợp các bệnh nhân béo phì, vùng dễ bị loét ép là:
– Nếp gấp trên da bụng
– Dưới ngực
– Dưới mông.
3.Cách dự phòng loét ép
Phải thực hiện ba nguyên tắc sau để giúp cho máu dễ lưu thông:
Giữ vệ sinh da
– Giữ gìn da sạch và khô ráo, nhất là những vùng bị tì đè dễ có nguy cơ bị loét ép.
Thường xuyên thay đổi tư thế bệnh nhân
– Thường xuyên thay đổi tư thế bệnh nhân, tối đa 2 giờ một lần. Thay đổi tư thế bệnh nhân, tối đa 2 giờ một lần. Thay đổi tư thế bệnh nhân càng nhiều vị trí càng tốt, tuy nhiên việc này khó thực hiện đầy đủ. Nằm sấp là một phương pháp hiệu quả để giảm sức ép của khung xương ở phần lưng. Khi nằm sấp phải bảo đảm đường thông khí không bị cản trở và nằm ở vị trí thoải mái. Ngồi cũng là một phương pháp được áp dụng để thay đổi trọng lượng và sức ép nếu bệnh nhân có thể ngồi được.
– Thường xuyên xoa bóp những vùng dễ bị loét ép.
Sử dụng đệm chống loét
Cho bệnh nhân nằm trên đệm chống loét là phương pháp tốt nhất hiện nay và đang được áp dụng rộng rãi để phòng chống loét. Khi bệnh nhân nằm trên đệm chống loét, các vị trí cơ thể phân phối đều trên bề mặt của đệm loét nên tránh được loét ép. Các múi đệm sẽ luân chuyển mọi hướng khiến bệnh nhân luôn ở trạng thái vận động, có tác dụng như thay đổi tư thế bệnh nhân.
4.Những điểm cần lưu ý:
– Nên phòng loét hơn là điều trị loét
– Theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu khởi đầu của loét ép.
– Những bệnh nhân dễ bị loét ép nên cho nằm trên đệm nước, thay đổi tư thế, xoa bóp thường xuyên.
– Giữ cho da bệnh nhân sạch sẽ và khô ráo ngay mỗi khi bẩn, ẩm ướt.
– Chế độ ăn cần nhiều chất đạm và vitamin…
Điều trị vết loét ép tại nhà
Xây dựng kế hoạch chăm sóc:
Những người có nguy cơ cao bị loét da do tỳ đè cần được xây dựng kế hoạch kiểm tra da hằng ngày. Những người có khả năng cao bị loét da do tỳ đè bao gồm những người hạn chế khả năng vận động, phải ngồi hoặc nằm ở một vị trí trong thời gian dài như: bệnh nhân bị liệt, người già yếu, người sống thực vật, tổn thương cột sống những bệnh nhân tai biến mạch máu não…
Kiểm tra kĩ các vùng da dễ bị loét:
Cần kiểm tra kĩ những khu vực da chịu sự chèn ép của trọng lực, những khu vực da có xương nhô ra như khuỷu tay, bả vai, sau gáy, tai, mặt ngoài đùi và đặc biệt là vùng xương cụt và gót chân để xem có những dấu hiệu bất thường xảy ra không. Nếu có phải xoa bóp và di chuyển bệnh nhân để tránh áp lực tỳ đè lên khu vực đó. Việc phòng ngừa loét da do tỳ đè ở bệnh nhân liệt, nằm lâu là hết sức quan trọng.
Dùng thuốc xịt hoặc gạc chống loét
Sau khi điều trị khỏe các vết loét trên người già, chúng ta cũng phải làm các công tác vệ sinh như trước đồng thời mua các loại thuốc xịt chống loét để xịt sau mỗi lần tắm rửa một cách nhanh chóng và tiện lợi, đồng thời sử dụng thêm gạc chống loét để khi người già bị thương có thể sử dụng loại này. Khuyến khích khi chăm sóc người già phải luôn giữ cho họ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, thường xuyên vận động và ăn uống đều độ. Tập luyện vừa phải và chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện và phục hồi bệnh nhanh chóng.
Sử dụng đệm chống loét
Sử dụng đệm chống loét để phòng chống và ngăn ngừa loét da sử dụng cho bệnh nhân có thời gian nằm điều trị bệnh. Đệm cấu tạo gồm các múi hơi xen kẽ các rãnh, có tác dụng phân tán đều tỳ đè của cơ thể, đặc biệt là các vùng chịu lực tỳ đè lớn như phần lưng hoặc xương củng cụt.
5.Mua đệm hơi chống loét cho người bệnh ở đâu tốt nhất?
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua nệm bơm hơi ở đâu tốt nhất cho người thân đang bị bệnh nặng, một chiếc đệm chống lở loét iMedicare sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo:
- Chất liệu sử dụng: PVC y tế giúp dễ dàng vệ sinh, không gây dị ứng, ngứa da.
- Kích thước: 90cm x 2m x 7cm phù hợp kích cỡ giường bệnh tại bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, giường đơn tại nhà.
- Cơ chế hoạt động: sự luân chuyển khí thường xuyên giữa các bóng đệm tạo sự thông thoáng, tăng cường lưu thông khí khuyết. Từ đó, người bệnh có cảm giác được thoải mái hơn, được điều trị các vết loét hiệu quả hơn, ngăn ngừa các vết loét hình thành…
- Máy bơm khí hoạt động liên tục với độ ồn thấp và tiết kiệm điện.
- Bảo hành 2 năm cho máy bơm.
Để đặt mua, bạn có thể liên hệ số hotline 1900.633.985 hoặc đến Công ty Cổ phần Thiết bị y tế và Công nghệ Việt Mỹ tại Hà Nội và Hồ Chí Minh:
- Miền Bắc: số 1 ngõ 68 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Miền Nam: Số 156/7E/3 Tô Hiến Thành, P.15, Q.10, TP Hồ Chí Minh.