Huyết áp là gì? Như thế nào là cao huyết áp?

Bệnh cao huyết áp ngày nay đã khá “nổi tiếng” với sự biết đến như một chứng bệnh tổng hợp và ngày càng phổ biến. Vậy bạn có biết huyết áp là gì? Như thế nào thì được coi là mắc cao huyết áp? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu.

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp mà người ta thường gọi là áp lực máu trong động mạch, thường được đo ở động mạch cánh tay. Khi cần thiết, bác sĩ có thể đo huyết áp ở động mạch đùi, động mạch khoeo…

Áp lực của máu lên thành động mạch do 2 yếu tố quyết định: sức đẩy của cơ tim và sự co bóp đàn hồi của thành mạch.

Bình thường khi tim co bóp tống máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ. Nhờ sự co bóp  đàn hồi của lớp cơ trong thành động mạch, máu lưu thông chạy theo hệ động mạch tới các tế bào để nuôi oxi và các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của toàn cơ thể.

Khi tim co bóp, áp lực máu trong động mạch lớn nhất gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa. Khi tim nghỉ, các cơ tim giãn ra tạo nên áp lực âm tính trong vách buồng tim để hút máu về. Lúc này áp lực trong động mạch máu xuống thấp nhất, gọi là huyết áp tâm trương hay huyết áo tối thiểu.

2. Huyết áp được điều hòa như thế nào?

Huyết áp được điều hòa bởi cả não và thận. Não kiểm soát vòng tuần hoàn của máu nhận được tín hiệu về mực huyết áp từ các dây thần kinh cảm thụ huyết áp trong động mạch. Nó đáp ứng các tín hiệu này bằng cách ra lệnh cho các mạch máu nhỏ hơn, gọi là các tiểu động mạch, giãn ra hay co lại khi cần. Điều này gây nên sức ép lên các động mạch.

Huyết áp còn được điều hòa cục bộ bởi một số hormon tên là rennin do thận tiết ra. Sự sản xuất rennin lại gây ra việc phóng thích một chất khác có trong máu là angiotensin. Chất này làm co hẹp các tiểu động mạch và làm huyết áp tăng cao. Angiotensin cũng có thể khiến tuyến thượng thận phóng thích ra một loại hormon làm thận tích trữ nhiều muối hơn. Muối làm tăng lượng máu đổ đến trong vòng tuần hoàn, khiến huyết áp tăng cao.

Cao huyết áp kéo dài sẽ gây nên sức ép nặng nề cho các động mạch. Nếu để lâu không chữa trị sẽ khiến động mạch bị chai cứng và co hẹp lại. Huyết áp có thể bị tăng cao mà người bệnh không hề hay biết. Người thường xuyên có huyết áp tăng cao cần phải được điều trị thích hợp.

3. Như thế nào được gọi là cao huyết áp?

Chứng bệnh cao máu được gọi tên y học là cao huyết áp. Cao huyết áp cũng là từ để chỉ trạng thái tăng áp lực của máu trong động mạch.

Ở người khỏe mạnh, huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) là 120 mmHg và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương là 80 mmHg. Thường chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg.

Nếu huyết áp tối đa là 140 mmHg và huyết áp tối thiểu là 90 mmHg, người bệnh được coi là mắc cao huyết áp. Nếu huyết áp tối đa nằm trong khoảng 140 – 160 mmHg và huyết áp tối thiểu nằm trong khoảng 90 – 95 mmHg, người bệnh được coi là tăng huyết áp giới hạn.

Tuy nhiên, huyết áp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa:

  • Giới tính: Ở nam giới, huyết áp thường cao hơn nữ.
  • Lứa tuổi: Người già thường có huyết áp cao hơn người trẻ từ 10 – 20 mmHg.
  • Vị trí cơ thể: Huyết áp tối đa ở chân thường cao hơn ở tay 20 mmHg. Trong khí đó huyết áp tối thiểu không chênh lệch ở 2 vị trí này.

Loại cao huyết áp thường xuyên có thể lành tính và có thể ác tính. Loại tăng huyết áp cơn trên cơ sở huyết áp bình thường, có những cơn cao vọt, những lúc này thường gây tai biến.

Người lớn bình thường khỏe mạnh có chỉ số huyết áp thường khoảng 120/80 mmHg. Mức huyết áp lý tưởng nên thấp hơn 140/85 mmHg và nếu huyết áp cứ thường xuyên ở mức này và thậm chí có lúc lên cao hơn 160/90 mmHg, thì bệnh nhân cần phải được điều trị thích hợp.

Theo thống kê của Viện Tim mạch Việt Nam, huyết áp bình thường của người Việt Nam là 120/75 mmHg. Trong đó, nam giới thường là 122/76 mmHg và nữ giới là 119/75 mmHg.

Tuy nhiên, đối với người bị cao huyết áp, cũng có thể chỉ tăng huyết áp tối đa còn huyết áp tối thiểu vẫn bình thường. Cũng có thể chỉ tăng huyết áp tối thiểu còn huyết áp tối đa vẫn bình thường; hoặc có thể tăng cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu khi hiệu số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu nhỏ khoảng 15 – 20 mmHg. Huyết áp tối thiểu trên 100 mmHg, cơ thể rất mệt mỏi khó chịu.

Bạn vừa được tìm hiểu về huyet ap la gi và cơ chế điều hòa huyết áp cùng cáp xác định huyết áp cao. Thiết bị y tế Việt Mỹ tin rằng bạn đã tìm thấy nhiều điều bổ ích qua bài viết này. Vì thế, bạn đừng quên đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo về bệnh cao huyết áp tại imedicare.vn/benh-huyet-ap/ nhé!

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top