Bé bị mẩn ngứa, rôm sảy cần chăm sóc như nào

Mùa hè là thời điểm bé rất dễ bị mẩn ngứa, rôm sảy, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Mẩn ngứa và rôm sảy sẽ khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Tuy không bị sốt nhưng những nốt mẩn đỏ đó sẽ làm trẻ khó chịu trong các hoạt động hằng ngày. Vậy cách điều trị và chăm sóc bé bị mẩn ngứa nổi đỏ khắp người như nào để mau phục hồi? Tất cả sẽ được iMediCare chia sẻ thật chi tiết cho các bạn dưới đây, mời các mẹ cùng tham khảo.

>> Bệnh mùa hè trẻ hay mắc phải

Rôm sảy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như nào

Rôm là những mụn nước trong, kích thước nhỏ, mọc riêng rẽ từng mụn, khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Trẻ ăn kém hơn, giấc ngủ không sâu làm cho năng lượng đưa vào giảm. Trẻ quấy khóc, càng làm mất thêm năng lượng, dẫn đến sụt cân nhanh chóng. Khi cơ thể không khỏe mạnh, sức đề kháng giảm thì khả năng trẻ mắc bệnh càng cao hơn như bị rối loạn tiêu hóa, bệnh tay – chân – miệng, sốt vi rút… Điều này sẽ phát triển kém hơn so với những trẻ khỏe mạnh khác.

Nếu rôm sẩy không được vệ sinh và xử lý đúng cách sẽ phát triển thành mụn nhọt, đầu đinh. Thực tế cho thấy, nhiều bà mẹ lo lắng khi con bị rôm đã nóng vội tìm mua thuốc bôi, tắm cho trẻ mà không tìm hiểu kỹ. Điều này gây nên những tình trạng nặng nề hơn về sức khỏe như dị ứng da.

Sai lầm khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc bé rôm sảy, mẩn ngứa

Gần đây các mẹ hay truyền nhau là sử dụng phấn rôm cho trẻ khi bị rôm sảy, mẩn ngứa. Tuy nhiên dùng sản phẩm này là sai lầm, “lợi bất cập hại”.

Bởi dùng phấn rôm sẽ khiến trẻ hít phải, ảnh hưởng đến hệ hô hấp non nớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chưa kể phấn rôm không được sử dụng tại các vùng gần mắt, mặt, các vùng kín như bộ phận sinh dục của trẻ gái. Khi hạt phấn rôm bay vào mắt, mũi, miệng trẻ gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hoặc nếu bay vào các vùng kín có thể gây ung thư.

Với một số bé sơ sinh, phấn rôm còn gây dị ứng, mẩn ngứa thêm. Bởi vì trong sản phẩm này thường có hương liệu, chất bảo quản. Phấn rôm không thích hợp với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ.

Chăm sóc bé bị mẩn ngứa, rôm sảy đúng cách

Kem chống hăm: Ở một số trẻ do thời gian đóng bỉm lâu, dễ bị mẩn ngứa rôm sẩy… . Lúc này cha mẹ có thể sử dụng một số loại kem chống hăm giúp kháng viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa và giảm nhanh chứng viêm da do đóng bỉm, thúc đẩy quá trình làm lành da, làm thành một hàng rào bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh có thể là nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ vì có thể gây dị ứng và một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, cũng không nên bôi các loại thuốc mỡ lên da trẻ vì có thể làm cho lỗ chân lông thêm bít, khó thoát mồ hôi và gây kích ứng da của trẻ.

Ngoài ra, khi da trẻ xuất hiện các nốt mụn to, mụn mủ, cha mẹ có thể dùng một số loại cồn có chứa iod hữu cơ để bôi như: betadin, povidone…

cham soc be bi man ngua

Sai lầm khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc bé rôm sảy, mẩn ngứa

Phòng tránh rôm sảy, mẩn ngứa cho trẻ

Để tránh rôm sảy cho trẻ và ngay cả khi trẻ đã bị rôm sảy, gia đình nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, giữ da sạch sẽ, để tránh làm bít các lỗ chân lông. Sau khi ra mồ hôi, cố gắng lau người cho trẻ.

Đặc biệt là sau khi ngủ một giờ, mồ hôi ra nhiều, các bậc cha mẹ cần chú ý thay quần áo lót cho trẻ. Quần áo mặc cho trẻ vào mùa hè cũng phải chọn loại vải phù hợp, thấm mồ hôi… sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái, phòng tránh được rôm sảy.

Ngoài ra có thể cho trẻ nghịch nước. Mẹ cũng có thể dùng gối nước, chiếu mát cho trẻ nằm. Khi sử dụng điều hòa, cần chú ý nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh trong mùa hè này.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top