Chăm sóc và phòng ngừa loét da ở người già do nằm lâu

Bệnh loét da ở người già thường rất hay gặp vì người cao tuổi có sức đề kháng thấp, việc vận chuyển dinh dưỡng đi nuôi cơ thể không đầy đủ dẫn tới người cao tuổi thường mắc các bệnh về da, đặc biệt là các vết loét trên da. Cũng chính vì sức đề kháng thấp nên việc điều trị loét da ở người cao tuổi thường rất khó khăn.

Một số nguyên nhân và cách điều trị loét da ở người già:

Loét da  là biến chứng nguy hiểm xảy ra ở hơn 80% bệnh nhân liệt, nằm lâu do tai biến, tai nạn chấn thương, người già yếu và người sống thực vật. Không những gây tổn thương về mặt thể chất và tinh thần cho bệnh nhân, loét da do tỳ đè ảnh hưởng đến người thân và xã hội vì rất khó khăn và tốn kém trong điều trị.

1.Động mạch suy yếu:

Động mạch suy yếu làm cho máu vận chuyển khó khăn, ăn thức ăn không đủ dinh dưỡng từ đó chất dinh dưỡng vận chuyển đi nuôi các mô trong cơ thể ít đi vì vậy lớp cơ, lớp mỡ dưới da mỏng đi, làm cho các mô đó bị đè lâu dẫn tới chết mô gây loét da.

2.Tai biến mạch máu,liệt:

Người già thường bị tai biến mạch máu não gây liệt, nằm dài ngày không cử động được, không được thay đổi tư thế thì những chỗ tỳ đè lâu ngày dễ gây lở loét da. Thường những vùng dễ bị loét ở người già phải nằm lâu là những chỗ da mỏng, xương lồi như: mông, vai, mắt cá, gót chân…

3.Biến chứng của bệnh tiểu đường gây loét da ở người già:

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi làm cho máu vận chuyển đi nuôi tế bào não thiếu, làm giảm khả năng của não, từ đó một số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường bị biến chứng thần kinh không cảm thấy đau và khó chịu khi bị một số vết thương ở chân, tay. Chỉ cho tới khi vết thương trở nên lở loét, nhiễm trùng mới nhận ra.

4.Vệ sinh không đầy đủ, nguyên nhân gây loét da ở người già:

Việc vệ sinh kém ở người già do tuổi cao, sức yếu, không có người vệ sinh, chăm sóc thường xuyên trong việc tắm rửa hàng ngày cũng dễ dẫn tới dễ bị loét da.

5.Một số bệnh ngoài da:

Da của người cao tuổi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, khô nên rất dễ mắc bệnh ngoài da, gây ngứa, tổn thương da gây loét da ở người già.

6.Vấp ngã:

Việc vấp ngã, bị thương ở các vị trí như mắt cá chân, tay và không được điều trị đúng cách dẫn tới lở loét da ở người cao tuổi cũng là một nguyên nhân rất hay gặp.

Phòng ngừa loét da do tỳ đè ở bệnh nhân liệt, nằm lâu:

Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bất cứ biến chứng nào phát sinh từ những điểm loét tỳ đè. Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bất cứ biến chứng nào phát sinh từ những điểm loét tỳ

Những người có nguy cơ cao bị loét da do tỳ đè cần được xây dựng kế hoạch kiểm tra da hằng ngày. Những người có khả năng cao bị loét da do tỳ đè bao gồm những người hạn chế khả năng vận động, phải ngồi hoặc nằm ở một vị trí trong thời gian dài như: bệnh nhân bị liệt, người già yếu, người sống thực vật, tổn thương cột sống những bệnh nhân tai biến mạch máu não…

Cần kiểm tra kĩ những khu vực da chịu sự chèn ép của trọng lực, những khu vực da có xương nhô ra như khuỷu tay, bả vai, sau gáy, tai, mặt ngoài đùi và đặc biệt là vùng xương cụt và gót chân để xem có những dấu hiệu bất thường xảy ra không. Nếu có phải xoa bóp và di chuyển bệnh nhân để tránh áp lực tỳ đè lên khu vực đó.

Bệnh nhân có thể sử dụng những đồ dùng có hỗ trợ hạn chế áp lực cơ thể lên vùng da tỳ đè, ví dụ như ghế ngồi và giường nằm có hệ thống đệm khí…

Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bất cứ biến chứng nào phát sinh từ những điểm loét tỳ. Chế độ ăn lành mạnh sẽ mang lại hệ thống da khỏe mạnh; da khỏe mạnh sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn đối với những áp lực và lực ép diễn ra hàng ngày. Đồng thời, nếu chẳng may xảy ra chấn thương về da, việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trong máu sẽ giúp cho quá trình hồi phục nhanh hơn rất nhiều. Các loại protein và a-xít amino rất cần thiết cho cơ thể để đảm bảo cho hệ thống da, cơ và xương khỏe mạnh. Ngoài ra, các vitamin như vitamin C và E có tác dụng hỗ trợ chức năng tự tái tạo của da.

Hạn chế tác động của trọng lực lên những vùng da dễ bị tổn thương bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế, nhất là đối với các bệnh nhân ngồi xe lăn hoặc nằm một chỗ. Đồng thời thực hiện các động tác massage vùng da bị tỳ đè.

Cách chăm sóc loét da do tỳ đè:

Bệnh nhân bị loét do tỳ đè có thể phải cắt gọt phần da bị hoại tử và dùng nhiều kĩ thuật điều trị tốn kém, nặng hơn bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong nếu không xử lí kịp thời. Đa số các trường hợp loét da do tỳ đè có thể phòng tránh được nếu người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế biết cách chăm sóc và phòng ngừa trước khi loét tỳ đè xảy ra.

Để liền nhanh vết loét da cho người bị liệt, nằm lâu người bệnh nên nằm đệm chống lở loét iMediCare. Đệm chống lở loét của thương hiệu iMediCare được ứng dụng rộng rãi trong bệnh viện và tại gia đình, hỗ trợ bệnh nhân trị tai biến, người bị liệt, bỏng, gãy xương, sau phẫu thuật phải nằm liên tục, người già, người thường xuyên đau lưng, mệt mỏi…

Đệm chống lở loét là một thiết bị lý tưởng cho các bệnh nhân cần phải nằm tại giường trong thời gian dài giúp ngăn chặn và chữa trị chứng lở loét do nằm lâu của các bệnh nhân bị liệt, phỏng, gãy xương hoặc sau phẫu thuật.

Các bạn có thể mua đệm chống loét cho người già ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi mua hàng online + Free giao hàng toàn quốc.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top