Chế độ ăn uống hoàn hảo cho tim mạch

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh nhân tim mạch. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tim mạch như thế nào là hợp lý? Để giải đáp thắc mắc này thì các bạn hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây nhé!

Đối với một số người mắc bệnh như cao huyết áp, suy tim, tiểu đường, suy thận chế độ kiêng cữ hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh và giảm bớt lượng thuốc phải uống hàng ngày, tăng tác dụng thuốc điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Học cách hạ thấp nhịp tim để kiểm soát bệnh tật

Những câu hỏi thường gặp về đo nhịp tim bằng máy đo SpO2

Hạn chế ăn mặn

Việc kiêng ăn mặn không những giúp bệnh thuyên giảm mà nó còn bớt được chi phí điều trị, hạn chế ăn mặn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu bị những bệnh như suy tim, tăng huyết áp. Ăn mặn tức là hạn chế muối, muối thường có nhiều trong những loại nước chấm, những loại khô, chà bông, mắm…

Theo như nghiên cứu thì bệnh tim nặng chỉ nên ăn tối đa 5g muối Nacl mỗi ngày tính cả lượng nêm nếm trong khi nấu thức ăn.

Hãy tập thay đổi từ từ, đầu tiên dừng việc dùng nước chấm khi ăn, tránh những loại mắm, cá khô.

Hạn chế chất béo

Ngoài việc hạn chế ăn mặn ra thì việc giảm ăn những chất béo cũng là một việc làm rất cần thiết cho người bệnh. Vì ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Trong chế độ ăn kiêng cho người bệnh tim mạch cần chú ý giảm thịt mỡ, pho mai, bơ, kem…

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Y học đã chứng minh rằng việc nghiện bia rượu sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe nói chung và người mắc bệnh tim mạch nói riêng. Việc sinh hoạt điều độ luôn là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe. Rượu bia có thể có thể không ảnh hưởng đến bệnh tim nhưng lại gây bệnh gan, dạ dày.

Thuốc lá là chất tuyệt đối không nên sử dụng đối với bệnh nhân tim vì thuốc lá có thể gây xơ vữa động mạch, cà phê và những chất có chứa cafein nên sử dụng hạn chế vì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh nếu sử dụng nhiều.

Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế thì người bệnh cũng cần bổ sung vào cơ thể những thực phẩm sau:

Tăng cường chất xơ: nên ăn nhiều những loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và những khoáng chất vi lượng. Chất xơ còn giúp hoạt động của hệ tiêu hóa dễ dàng và tránh táo bón. Một số trái cây chứa những chất có tác dụng rất tốt cho bệnh tim mạch như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cf chua giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Muốn tim hoạt động tốt thì lượng potasium trong máu ổn định và không quá nhiều hay quá ít.

Uống đủ nước: người bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu của cơ thể, chỉ uống khi cảm thấy khát, nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Việc uống quá ít nước cũng sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt.

Để kiểm soát bệnh tim mạch tốt hơn các bạn nên sử dụng máy đo SpO2 của hãng iMediCare để đo nhịp tim mỗi ngày. Và tuân thủ theo chế độ để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao hơn.

Các bạn có thể mua máy đo SpO2 ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi mua hàng online + Free giao hàng toàn quốc.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top