Có lẽ đây là trường hợp khá thường gặp ở trẻ. Trẻ có thể bị mộng du hay nói mơ khi ngủ và cũng nghiến răng khi ngủ. Nhiều cha mẹ cho rằng đây là tật xấu cần chữa. Vậy bạn có biết cụ thể thông tin về các tật này của trẻ? Bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau nhé!
Trẻ mộng du, nói mơ và nghiến răng khi ngủ
1. Mộng du và nói mơ khi ngủ
Đi lại khi đang ngủ (còn gọi là mộng du) và nói khi ngủ (còn được gọi là nói mơ khi ngủ) là hiện tượng phổ biến khi trẻ thức tỉnh lúc ngủ sâu. Trẻ em đi lại khi ngủ sẽ tự trở về giường và không nhớ ra mình đã đi ra khỏi giường.
Trẻ rất khó đánh thức khi trẻ vừa đi vừa ngủ và nói khi ngủ. Hầu hết trẻ vượt qua vấn đề này sau 6 tuổi. Cha mẹ phải dọn dẹp buồng ngủ, đồ chơi và dắt trẻ vào giường để đảm bảo trẻ không bị tổn thương trong lúc dậy đi lại khi đang ngủ.
2. Nghiến răng khi ngủ
Trẻ nghiến răng khi ngủ gây ra những âm thanh không dễ chịu nhưng không có hại cho răng. Nó liên quan đến sự căng thẳng, lo âu và thường mất đi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể tái xuất hiện khi có sang chấn tâm lý.
Mộng du, nói mơ, nghiến răng khi ngủ đều là những hiện tượng về bản chất thì không có hại cho trẻ và sẽ biến mất sau một thời gian.
Nguyên nhân của các vấn đề khi ngủ
Những vấn đề về giấc ngủ của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời của cuộc sống bao gồm: cha mẹ phải cưỡng bức trẻ đi ngủ, trẻ tỉnh giấc ban đêm, ngủ mê và vừa đi vừa ngủ. Vấn đề quan trọng mà cha mẹ cần biết là nhu cầu ngủ của trẻ em thường thay đổi, thời gian ngủ cũng thay đổi. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý trẻ rất dễ thức giấc và cũng dễ dàng ngủ lại.
Tìm nguyên nhân của các vấn đề khi ngủ của trẻ
Tuy nhiên có những vấn đề của trẻ khi ngủ cần được xác định nguyên nhân để điều trị với các trường hợp kéo dài. Đầu tiên phải tìm hiểu những hoạt động, hành động trong ngày của trẻ, để có thể giải thích đơn giản vì sao trẻ có những vấn đề về giấc ngủ đó.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng phải xem xét trẻ có ngủ quá nhiều vào ban ngày không? Trẻ có xem ti vi hoặc chơi điện tử quá nhiều không?
Đồng thời, những sang chấn tâm lý mà bạn chịu đựng cũng có ảnh hưởng đến trẻ. Thậm chí những thay đổi rất nhỏ của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Những vấn đề như cha mẹ đánh nhau, mới ly hôn, có người trong gia dình qua đời, có người ốm yếu, đánh nhau giữa anh chị em, những vấn đề ở trường học, phim ảnh, có thêm trẻ mới trong gia đình hoặc thậm chí có giáo viên mới.
Cha mẹ cần thảo luận với bác sĩ nhi khoa về vấn đề giấc ngủ của trẻ đễ giữ chế độ giấc ngủ cho trẻ là cần thiết.
Cha mẹ hãy thiết lập biểu đồ như sau: Trẻ ngủ ở đâu, thời gian đặt trẻ vào giường, bao lâu sau thì trẻ ngủ, trẻ dậy buổi sáng lúc mấy giờ, ngủ trưa lúc ấy giờ, và kéo dài bao lâu. Trẻ thứ giấc lúc mấy giờ đêm, sau bao lâu thì ngủ lại, bạn làm gì để an ủi, làm yên lòng trẻ. Có gì thay đổi hoặc sang chấn tâm lý xảy ra trong gia đình, thậm chí xảy ra trước khi trẻ đi ngủ?
Hướng xử lý các vấn đề khi ngủ của trẻ
Bạn nên nhớ rằng mỗi trẻ có sự khác nhau, không thể có mẫu chung cho giấc ngủ và những vấn đề về giấc ngủ chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu các vấn đề này diễn ra trong thời gian dài và liên tục, trẻ cần được đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi để khám và điều trị.
Trẻ em dễ dàng bắt gặp các vấn đề về giấc ngủ như mộng du, nói mơ khi ngủ, nghiến răng khi ngủ… Đây đều là những hiện tượng có thể gặp nhưng thường diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cha mẹ cần để ý đến con để điều trị kịp thời nếu các tật xảy ra trong thời gian dài hoặc tái phát thường xuyên.