Đệm chống lở loét là một sản phẩm thiết yếu cho các bệnh nhân cần phải nằm tại giường trong thời gian dài giúp ngăn chặn và chữa trị chứng lở loét do nằm lâu của các bệnh nhân bị liệt, tai biến,… Vậy làm sao để vệ sinh đệm hơi chống loét để được bền lâu nhất?
Những chiếc đệm hơi chống loét ngoài việc xuất hiện những bụi bẩn từ trong không khí, thì trong suốt quá trình sử dụng không thể tránh khỏi vết nước tiểu hay đại tiện từ người bệnh lên đệm. Và khi này việc vệ sinh đệm là vô cùng cần thiết và cần phải được thực hiện nhanh chóng và kịp thời.
Nguyên lý hoạt động của đệm hơi chống loét
Chiếc đệm hơi cho người bệnh này gồm nhiều múi và hoạt động dựa trên nguyên lý luân chuyển áp lực giữa các múi đệm tới vị trí nằm của người già, người bệnh lâu ngày.
Nhờ luân chuyển áp lực theo nhịp vừa đủ thế này giúp giảm diện tích tiếp xúc giữa bệnh và đệm, tạo cảm giác êm thoáng, dễ chịu, tăng cường lưu thông máu và massage cho cơ thể, từ đó tránh được hiện tượng mạch máu bị nén trong thời gian kéo dài, dẫn đến thiếu oxy cho mô, gây ra lở loét cho người bệnh nằm lâu.
Tính năng vượt trội của đệm hơi chống loét iMediCare
– Ngăn chặn và chữa trị chứng lở loét do nằm lâu của các bệnh nhân bị liệt, phỏng, gãy xương hoặc sau phẫu thuật;
– Giúp bệnh nhân được massage nhờ sự luân chuyển của các múi đệm
– Sử dụng máy bơm không khí tự nhiên đưa vào đệm, đồng thời có chế độ van đảo 2 chiều giúp không khí lưu thông ở mặt đệm luôn ở mức 27 – 28 độ C (trong điều kiện thời tiết bình thường)
– Đệm dày 0.3mm, được làm từ PVC y tế, tiêu chuẩn châu Âu (CE mark), không gây dị ứng hay khó chịu cho người sử dụng;
– Bơm điện siêu êm, không ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh (độ ồn <20dB);
– Dễ dàng di chuyển, gấp gọn và vệ sinh.
Cách vệ sinh đệm hơi chống lở loét?
Đệm hơi chống loét có giặt được không, vệ sinh đệm như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của những gia đình đang sử dụng đệm chống loét cho người bệnh.
Trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi vết nước tiểu, đại tiện hay các vết bẩn khác từ người bệnh lên đệm. Tuy nhiên có rất nhiều người mắc một sai lầm nghiêm trọng đó là mang đệm ra giặt bằng xà phòng, và nước sau đó phơi khô dưới trời nắng. Điều này khiến bề mặt đệm bị cứng và gần như là mất tác dụng cùng khả năng đàn hồi vốn có của nó.
Vậy nên để đệm hơi chống loét luôn sạch sẽ và bền lâu, khi đệm bị bẩn bạn chỉ nên xử lý bằng phương pháp khô trước, việc làm đầu tiên đó là dùng khăn khô lau sạch bụi bẩn, sau đó giặt khăn sạch bằng nước ấm, vắt ráo nước, và tiến hành lau khắp bề mặt đệm.
Cuối cùng để đệm khô tự nhiên trong phòng, hoặc có thể dùng quạt thổi gió cho nhanh khô là được. Cần vệ sinh định kỳ bằng cách này để đệm luôn được sạch, đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của đệm.
Xử lý mùi hôi và vết nước tiểu với các bước đơn giản như:
Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm Baking soda hoặc phấn rôm em bé, khăn ướt và giấy thấm. Thực hiện bằng cách:
- Bước 1: Dùng giấy thấm bớt nước trên đệm
- Bước 2: Lấy khăn ướt lau thật sạch bề mặt đệm hơi chống loét.
- Bước 3: Đổ một lượng phấn rôm em bé vừa đủ lên vị trí bị ẩm ướt, để phấn rôm hút hết mùi ẩm.
- Bước 4: Lau sạch phấn rôm ở trên đệm
- Bước 5: Sử dụng quạt trực tiếp lên đệm hơi chống loét cho khô tự nhiên, hoặc đem đệm phơi ở nơi thông thoáng tránh ánh nắng mặt trời.
Bảo quản đệm hơi chống loét đúng cách:
- Bảo quản đệm tại nơi thoáng mát, độ ẩm không quá 80%.
- Không phơi đệm ngoài nắng hoặc để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên đệm.
- Tránh để hóa chất, dung môi hoặc bất kì chất lỏng nào tiếp xúc với đệm.
- Không đặt các vật sắc nhọn đâm vào đệm.