Những quan điểm sai lầm quanh chuyện nóng và lạnh của trẻ

Khi thời tiết miền Bắc vào những ngày ẩm ương, các mẹ sẽ rất lo lắng cho tình hình sức khỏe của con, nhất là những bé mới sinh, có rất nhiều trăn trở là không biết có nên bật quạt hay đắp chăn cho con, có nên cho con đồ mát mẻ hay trùm kín? Rồi nào các quan niệm phải quạt nhưng xoay hướng gió vào tường, nằm điều hòa thì con sẽ bị bệnh hô hấp,… rất nhiều ý kiến.

Đa số tâm lí của các bậc phụ huynh ở nước ta thường là thương con hết lòng, lo sợ từng li từng tí cho con, thành ra lúc nào cũng bảo bọc con quá mức, đến nỗi nghe theo kinh nghiệm của người đi trước nhiều hơn là bản năng làm mẹ và làm theo kiến thức khoa học. Các mẹ lúc nào cũng sợ con lạnh mà không biết rằng: Quá nóng là một trong những nguyên nhân chính của việc trẻ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) trong nhiều năm rồi.

Trẻ bị nóng rất dễ phát hiện

Con ra mồ hôi, có bé ra mồ hôi toàn thân, có bé chỉ ra mồ hôi đầu và gáy. Với những bé ra mồ hôi đầu nhiều, mẹ hay nhầm tưởng với triệu chứng thiếu canxi. Trước khi cho con đi xét nghiệm, các mẹ hãy thử điều chỉnh nhiệt độ phòng và mặc mát mẻ cho con trước. Lúc này mẹ bật quạt số to hơn hoặc chỉnh lại điều hòa là mát mẻ ngay.

Con ọ ẹ, ngủ không yên, tỉnh dậy là khóc, trằn trọc cả đêm mà không phải do đói. Có những bé không ra mồ hôi nhưng vẫn trằn trọc. Trước khi mẹ nghĩ con bị làm sao thì cũng nên điều chỉnh nhiệt độ trước.

Con hâm hấp hoặc thân nhiệt tăng cao so với nhiệt độ bình thường. Đợt vừa rồi, có 3 trường hợp bé cứ liên tục nóng trên 37 độ nhiều ngày, mà chỉ xảy ra vào đêm hoặc sáng sớm, hỏi ra mới biết là có mẹ thì cho quạt xoay vào tường, có mẹ thì để điều hòa 28 độ rồi đắp chăn kín mít cho con, có mẹ thì bọc con như hồi mới từ bệnh viện ra. Sau khi được hướng dẫn làm mát phòng các bé trở về thân nhiệt bình thường, ngủ tít va không ọ ẹ.

Khi nào thì biết bé bị lạnh

Kiểm tra bé bị lạnh thật ra khó khăn hơn khi bé bị nóng. Các con thì chưa biết nói, có những bé dù bị lạnh vẫn ngủ tít đi nên các mẹ lại càng hoang mang.

Thường các mẹ sờ tay chân con thấy lạnh là lại nghĩ bé bị lạnh, nhất là vào mùa đông. Mùa hè tay chân các con ít bị  lạnh, kiểu sờ vào như chạm phải đá, nhưng cũng lạnh hơn các chỗ khác. Theo như các chuyên gia thì ở bé sơ sinh, hệ thống tuần hoàn đang phát triển, máu sẽ được dồn đến các cơ quan nội tạng và các hệ thống quan trọng nhiều hơn vì thế chân tay có xu hướng sẽ bị lạnh hơn. Ngoài ra, những phần không được “mặc” cũng sẽ có xu hướng thoát nhiệt dễ dàng hơn những phần được “mặc”. Với việc kiểm tra má để xem con bị lạnh hay không thì cũng không chính xác.

Vậy nên kiểm tra như thế nào mới đúng?

Kiểm tra phần sau cổ (không phải gáy), phần có xương sống nổi giữa đầu và lưng, nếu chỗ đó không bị lạnh, chỉ mát mát hoặc ấm thì là con ổn

Kiểm tra ngực, bụng, bẹn, lưng nếu thấy ấm hoặc man mác (kiểu khong sốt) và đỏ hồng (nhất là bụng và ngực) thì bé ổn. Nếu thấy thân con lạnh và có vẻ tím hoặc xanh tái thì có thể con bị lạnh.

Kiểm tra nhiệt độ, nếu xuống dưới 35,5 là bé bị lạnh.

Bé khó chịu, ọ ẹ, ngủ không yên. Cá biệt có những bé ngủ quá say, quá sâu nên không hoặc chưa biết cảm giác mình bị lạnh, lúc này bố mẹ phải dùng các cách trên để kiểm tra.

Có thể bạn quan tâm:

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh và người lớn khác nhau như thế nào

Khi bị sốt nên đo nhiệt độ ở vị trí nào?

Để tránh bé bị quá nóng phải làm sao?

Cho bé mặc phù hợp với nhiệt độ phòng. Cũng có 1 số lời khuyên là chỉ cho bé mặc 1 lớp quần áo hoặc mặc giống như cách cha mẹ mặc đồ. Với thời tiết này ở Hà Nội thì chỉ cần áo cộc tay với bé trên 6 tháng, áo dài tay thật mỏng với bé sơ sinh, quần cũng như vậy là ổn (nếu mặc đồ dài tay mà thấy con ra mồ hôi, lập tức thay đồ mát mẻ hơn cho con). Đảm bảo bụng, ngực không bị lạnh, hở ra là ổn.

Đối với bé sơ sinh, không đi bao tay, bao chân, đội mũ cho bé.

Vì sao?

Vì mỗi nhà có 1 diện tích phòng khác nhau, điều hòa cũng khác nhau và sở thích của các bé cũng khác nhau, không thể chăm chăm dùng cái nhiệt kế đo phòng để theo chuẩn được. Nhưng khi nhìn cái nhiệt độ phòng thì các mẹ cũng thấy, rõ ràng là trẻ con nóng hơn mình rất nhiều, với nhiệt độ thế kia bố mẹ chắc là đắp chăn bông đi ngủ, vậy mà các chuyên gia nơi nào cũng khuyên để cái nhiệt độ kia thì chứng tỏ là trẻ con thân nhiệt rất cao và chịu lạnh giỏi hơn người lớn nhiều. Vậy thì các mẹ chỉ cần bật quạt với điều hòa đến khi nào con không ra mồ hôi, ngủ say, không ọ ẹ là được.

Với thời tiết và tình hình dịch bệnh hiện tại ở Hà Nội, thì bật điều hòa cho con chưa chắc đã là một ý kiến hay (bác sĩ bệnh viện bảo thế) vì không lưu thông được không khí, mình thấy mặc quần áo thoáng mát cho con, không phải đi tất gì đâu, cổ cũng không cần quàng khăn gì cả, bụng thì sơvin cho con hoặc mặc cái bộ body liền quần là an tâm nhất. Để quạt quay nếu không mắc màn, quạt không quay hoặc 2 quạt quay để số nhẹ nếu mắc màn. Ban đầu khi con mới ngủ thường dễ bị nóng hơn. Đừng đắp chăn cho con vội, cứ để con nằm thoải mái và đi sâu vào giấc ngủ đã rồi kiểm tra thân nhiệt sau.

Nếu bố mẹ cho con nằm điều hòa thì có thể an tâm nếu sử dụng điều hòa có ion, nếu điều hòa không có ion thì đặt 1 chậu nước vào phòng hoặc sử dụng máy phun sương (nhớ để xa đồ gỗ và các thiêt bị điện tử), nếu sợ bé tịt mũi hoặc muốn đảm bảo sức khỏe cho bé thì hãy nhỏ vào máy phun sương một ít tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp, rất tốt.

Thật ra trong điều kiện không có dịch bệnh, thì các bé nằm điều hòa tốt hơn nằm quạt rất nhiều. Vì điều hòa giúp cân bằng độ ẩm và nhiệt độ phòng có lợi hơn cho hệ hô hấp của bé. Tuy nhiên tuyệt đối không để bé nằm thẳng hướng gió của điều hòa, đa số nguyên nhân các bé bị bệnh hô hấp do nằm điều hòa đều là do cha mẹ để bé nằm gần hướng gió của điều hòa hoặc vệ sinh điều hòa không sạch sẽ nên khi thổi gió thì thổi luôn cả bụi ra.

Thời gian nào kiểm tra thân nhiệt của con?

Đối với các mẹ mới sinh thì kiểm tra con 1 tiếng 1 lần cũng không sao, dù gì thì việc kiểm tra thân nhiệt của con cũng phải luyện tập dần dần.

Đối với các mẹ ít kinh nghiệm thì có thể kiểm tra vào 30 phút sau khi bé ngủ, hoặc 1 tiếng. Sau đó là tầm 11-12h, 2-3h sáng (tầm này rất quan trọng vì đây là thời gian nhiệt độ ở ngoài thời xuống thấp nên các bé rất dễ bị lạnh). Nếu thấy bé lạnh hãy đắp chăn cho bé và 30 phút sau kiểm tra lại xem bé có nóng không, nếu nóng thì chỉ nên đắp phần thân và để hở chân, tay để thoát nhiệt, nếu không nóng không lạnh thì mẹ có thể yên tâm ngủ đến sáng.

Thời tiết này các mẹ có thể dùng chăn lưới, quấn bụng cho con để đảm bảo con ấm thân mà vẫn thoáng khí.

Các bạn có thể mua nhiệt kế điện tử ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi mua hàng online + Free giao hàng toàn quốc.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top