Vàng da sơ sinh (hay hoàng đảm) là tình trạng nồng độ bilirubin (sắc tố mật) trong máu tăng lên quá cao, do đó thấm vào da và các tổ chức liên kết gây hiện tượng vàng da và niêm mạc (củng mạc, lưỡi…) ở người.
>> Viêm tụy cấp
Bệnh vàng da sơ sinh
Đối với hầu hết trẻ sơ sinh thì vàng da là 1 hiện tượng sinh lý, xuất hiện trong vòng 24h sau sinh và thường tự hết sau 1 tuần (đối với trẻ đủ tháng) hoặc xấp xỉ 2 tuần đối với trẻ sinh non (< 36 tuần tuổi). Vàng da sơ sinh thường là do do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu. Do vậy, việc điều trị vàng da sơ sinh thường là không cần thiết.
Tuy nhiên nếu quá thời gian trên mà vàng da không thoái lui hoặc vàng da nhiều hơn so với bình thường thì đây không còn là một hiện tượng sinh lý nữa mà là một tình trạng bệnh lý, đòi hỏi cần được can thiệp y khoa các sớm càng tốt.
Nguyên nhân bệnh Vàng da sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân vàng da sơ sinh là do sự thay thế các hồng cầu sơ sinh (có chức năng nuôi dưỡng cơ thể trong thời gian mang thai) bằng các hồng cầu trưởng thành. Các hồng cầu sơ sinh bị đào thải ồ ạt sau sinh sẽ bị vỡ hàng loạt, dẫn tới làm cho nồng độ bilirubin trong trẻ tăng vọt và dẫn tới hiện tương vàng da trên lâm sàng
Trong thời kỳ mang thai, gan của mẹ sẽ loại bỏ bilirubin cho thai nhi. Sau khi sinh, phải mất một thời gian gan của bé mới bắt đầu làm việc. Kết quả là bilirubin bị tích tụ trong máu của và gây vàng da.
Những trẻ có nguy cơ bị vàng da sơ sinh gồm có:
- Trẻ sinh non (được sinh ra trước khi thai được 36 tuần tuổi hoặc cân nặng < 2500g). Trẻ sinh non có thể không thể xử lý nhanh bilirubin như trẻ sơ sinh đủ tháng làm.
- Những đứa trẻ không được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, vì chúng gặp khó khăn khi bú hoặc vì mẹ không có sữa. Lượng dịch không đủ trong cơ thể làm nồng độ bilirubin trong máu tăng lên. Vì vậy, nếu mẹ chưa có nhiều sữa đủ cho con bú, nhiều khả năng bé sẽ bị vàng da. Trẻ bú sữa công thức cũng bị vàng da nếu không được cung cấp đủ sữa.
- Trẻ có nhóm máu không tương thích với nhóm máu của mẹ (không tương hợp nhóm máu Rh hoặc ABO), dẫn tới hình thành kháng thể trong máu mẹ có thể gây phá hủy các tế bào hồng cầu trong máu con và gây ra sự gia tăng đột ngột nồng độ bilirubin.
Các nguyên nhân khác gây vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội bộ khác: Đôi khi em bé thâm tím trong quá trình sinh. Nếu trẻ sơ sinh có vết bầm tím, người đó có thể có một mức độ cao hơn của bilirubin từ sự phân hủy của các tế bào máu đó;
- Nhiễm trùng;
- Thiếu enzyme G6PD;
- Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng bị vàng da hơn nếu: có anh chị em ruột bị vàng da;
- Có nguồn gốc là người Đông Á;
- Có tình trạng rối loạn di truyền nhất định (hội chứng Gilbert, các khuyết tật của màng tế bào hồng cầu bẩm sinh (VD: bệnh hồng liềm, hồng cầu hình bia bắn, rối loạn chuyển hóa di truyền galactose huyết).
- Có bệnh như xơ nang hay bị nhược giáp.
Triệu chứng bệnh Vàng da sơ sinh
Triệu chứng lâm sàng
Mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu, từ thể nhẹ da có màu vàng nhạt hoặc vàng tươi (vàng rơm) cho đến mức độ nặng màu vàng sậm như màu nâu đất
Màu vàng đầu tiên sẽ xuất hiện trên mặt em bé, sau đó di chuyển xuống cổ và ngực. Trong trường hợp nặng, nó sẽ tiếp tục lan xuống cho đến ngón chân, ngón tay.
Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện khi nồng độ bilirubin quá cao là:
- Niêm mạc mắt có màu vàng đậm;
- Nước tiểu sẫm màu;
- Phân nhạt màu hoặc có màu đất sét.
Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm sinh hóa thấy nồng độ bilirubin trong máu và nước tiểu tăng cao (> 17 µmol/l)
- Chẩn đoán hình ảnh: giúp xác định chẩn đoán trong 1 số trường hợp vàng da có nguyên nhân là do bệnh lý bẩm sinh của gan, đường mật.
Phòng ngừa bệnh Vàng da sơ sinh
Chăm sóc trẻ vàng da tại nhà:
- Cách phòng chống vàng da sơ sinh tốt nhất là cho trẻ ăn uống đầy đủ. Trẻ cần được ăn 8 – 12 lần / một ngày cho một vài ngày đầu tiên của cuộc sống. Công thức ăn trẻ sơ sinh thường nên có từ khoảng 30 – 60 ml của công thức mỗi 2 – 3 giờ cho tuần đầu tiên.
- Tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết vàng da (thường 1 tuần)
- Theo dõi sát diễn tiến vàng da .
- Theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu của vàng da nặng như: ngủ gà, bỏ bú, giảm hay tăng trương lực cơ, khóc thét, sốt, co gồng giât….
- Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nhi sớm khi trẻ có vàng da tắng hơn, hoặc có biểu hiện của vàng da nặng.
- Các bà mẹ cần quan sát da của trẻ dưới ánh sáng mặt trời mỗi ngày và khi phát hiện trẻ có dấu hiệu vàng da: da màu vàng tươi, màu vàng chanh, da vàng đến bụng hoặc da vàng nhiều đến bàn chân thì cần phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Chú ý: phơi nắng không có tác dụng làm giảm vàng da cho trẻ.