Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em hay sơ sinh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé, thậm chí có thể gây tử vong. Vì thế topic này iMediCare chia sẻ những biểu hiện triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ giúp các mẹ trang bị kiến thức cần thiết để có thể phòng tránh hay xử lý khi con của mình mắc phải căn bệnh này.
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em là gì?
Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh lý đường tiêu hóa rất thường gặp ở các trẻ em nhỏ hoặc sơ sinh gây ra tiêu chảy, chán ăn rồi tụt cân ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em do sự xâm nhập tấn công của vi khuẩn, vi rút Campylobacter và Escherichia Coli (E coli) vào hệ thống tiêu hóa còn non nớt của bé trong những năm tháng đầu đời, con đường lây nhiễm của bệnh chủ yếu vì tiếp xúc với những thứ có vi khuẩn ẩn nấp như thú cưng động vật nuôi, gia súc hoặc gia cầm.
Ngoài ra còn có một số vi khuẩn khác được phát hiện cũng gây nên bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em hiện nay.
Ersinia có trong thịt lợn
Salmonella trong thịt, trứng hay các sản phẩm từ sữa
Shigella có trong nước, chủ yếu là nước ở hồ bơi tắm cho trẻ
Khuẩn tụ cầu có nhiều trong trứng, thịt và các sản phẩm sữa
Sampylobacter trong gia cầm và thịt
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi
Thắc mắc nhiễm khuẩn đường ruột mấy ngày khỏi được nhiều mẹ inbox hỏi Bác Sĩ Lee, tùy vào mức độ bệnh của bé nhà bạn, nếu ở mức nhẹ mới phát hiện kịp thời, có thể chăm sóc tại nhà trong khoảng 2-3 thì khỏi.
Nếu trường hợp bị nặng phải đưa trẻ đến bệnh viện khám điều trị, đúng cách, sớm thì chỉ mất từ 4 – 6 ngày thì khỏi.
Cách chữa nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ nhỏ sơ sinh
Sau khi cho bé vào viện để khám chuẩn đoán, bác sĩ sẽ phác đồ quá trình chữa trị nhiễm khuẩn đường ruột mức độ nặng với các bước.
Bù dịch điện giải
Trẻ không mất nước nhiều hoặc có mất nước nhưng bác sĩ không chỉ định truyền dịch thì cho trẻ uống nước hay dung dịch bù nước oresol.
Truyền dịch chỉ định sử dụng khi trẻ bị mất nước nặng kèm các biến chứng nôn ói liên tục, thời gian đi ngoài nhiều và không thể bù dịch bằng đường miệng.
Dùng kháng sinh
Kháng sinh được bác sĩ cho dùng khi bé đi phân có máu, nhiễm trùng toàn thân với các loại kháng sinh thường được dùng:
Giardia lamblia, Cryptosporidium: Metronidazole 15 – 20mg/kg/ngày chia 2 lần uống
Sighella: Ciprofloxacin 30mg/kg/ngày, liều lượng chia ra sử dụng 2 lần
Điều trị hỗ trợ
- Hãy cho trẻ bú mẹ thường xuyên
- Bổ sung loại thức ăn dễ tiêu, tiếp tục uống sữa
- Chia nhỏ bữa, ăn 6 lần trong 1 ngày.
Cách xử lý chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Chăm sóc sóc bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn đường ruột dễ dàng hơn so trẻ em, mẹ cần lưu ý với bé của mình nguyên tắc phải giữ đủ nước cho cơ thể trẻ và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ phải làm sao?
Chăm sóc sóc bệnh nhân người lớn bị nhiễm khuẩn đường ruột dễ dàng hơn so trẻ em, mẹ cần lưu ý với bé của mình nguyên tắc phải giữ đủ nước cho cơ thể trẻ và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ phải làm sao?
Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột mức độ nhẹ
Nếu bé nhà bạn bị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột nhẹ thì mẹ có thể điều trị và chăm sóc bé tại nhà trong thời gian khoảng 1 – 2 ngày sẽ khỏi bệnh, bằng cách.
- Bổ sung nước đầy đủ cho bé, bú nhiều hơn càng tốt
- Bé hơn 7 tháng tuổi đã cho ăn dặm thì cho trẻ ăn uống thêm trái cây nhiều kali như nước dừa, cam, chuối
- Làm đồ ăn cho bé phải mềm dễ nuốt, tiêu hóa
- Lưu ý chia nhỏ bữa ăn cho bé là điều cần thiết, đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong ngày
- Tham khảo bác sĩ thêm một số loại đồ uống tốt cho hệ tiêu hóa gừng, húng quế chống nhiễm trùng, êm dịu dạ dày.
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ bị nặng
Đây cũng là thời điểm đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị tốt hơn nếu áp dụng chăm sóc bé trường hợp nhẹ vẫn không khỏi bệnh, hoặc xuất hiện những triệu chứng sau.
Trẻ đi phân lỏng, lẫn máu hoặc có chất nhầy, phân toàn nước có màu đục
Tiêu chảy nhiều lần trong ngày kèm theo sốt
Tần suất trẻ tiểu tiện ít hơn nhiều so vơi ngày thường hay trẻ không tiểu
Trẻ lừ đừ, chân tay lạnh toát mồ hôi
Bỏ bú nôn mửa nhiều
Tuyệt đối chú ý : không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ, cách này có thể gây nguy hiểm đối với trẻ. Chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì
Đây cũng là thời điểm đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị tốt hơn nếu áp dụng chăm sóc bé trường hợp nhẹ vẫn không khỏi bệnh, hoặc xuất hiện những triệu chứng sau.
- Trẻ đi phân lỏng, lẫn máu hoặc có chất nhầy, phân toàn nước có màu đục
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày kèm theo sốt
- Tần suất trẻ tiểu tiện ít hơn nhiều so vơi ngày thường hay trẻ không tiểu
- Trẻ lừ đừ, chân tay lạnh toát mồ hôi
- Bỏ bú nôn mửa nhiều
Tuyệt đối chú ý : không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ, cách này có thể gây nguy hiểm đối với trẻ. Chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng tránh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
- Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ và các đồ chơi phải luôn sạch sẽ, tránh để bé tiếp xúc với nguy cơ là mầm bệnh.
- Nguyên tắc ăn chín uống sôi, thực phẩm tươi, không nên uống sữa chưa tiệt trùng
- Bảo quản đồ ăn thức uống cẩn thận, không nên để bên ngoài quá lâu
- Chọn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, dạng lỏng hay mềm để giúp trẻ dễ tiêu hoá
- Thường xuyên vệ sinh nhà bếp sạch sẽ, dụng cụ sử dụng thớt dao riêng khi chế biến đồ sống, đồ chín.
- Nếu có thú cưng vật nuôi bị bệnh thì không cho trẻ tiếp xúc
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là cách tốt nhất cho các bậc phụ huynh có con em trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột bằng chế độ ăn uống đúng cách khoa học, khi có biểu hiện bệnh, cần chăm sóc bé đúng cách để giúp bé phục hồi nhanh chóng.