Người bệnh nằm liệt rất hay bị loét da, đó chính là các vết lở loét do tì đè. Bạn có biết vết loét tì đè hình thành như thế nào không? Bài viết sau sẽ chia sẻ các thông tin này đến bạn đấy!
Các vết loét tì đè hình thành như thế nào?
Bệnh nhân tai biến mạch máu não, bệnh nhân nằm liệt giường nhanh chóng bị các vết loét tấn công trên da và có thể bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các vết loét này hình thành do người bệnh tì đè, cọ sát vùng da lâu nên được gọi là loét tì đè. Cách để vết loét tì đè hình thành như thế nào? Sau đây là 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Người bệnh nằm lâu cọ sát với những phần ga trải giường khiến cơ thể bí nóng, đổ mồ hôi để bớt nóng. Độ ẩm và nhiệt độ những phần cọ sát tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Vùng da có thường nằm ở những vị trí khuất, qua quá trình ở giai đoạn này, da chuyển màu đỏ hoặc tím.
Giai đoạn 2:
Vi khuẩn tấn công da gây nên các vết loét hở trên da. Người bệnh cảm thấy da sưng nóng tại những chỗ da chuyển đỏ tím và cơn đau bỏng rát xuất hiện tại đó nhanh chóng. Do vị trí khuất lại không được quan tâm đúng mức, các vết loét này chưa được phát hiện và dần chuyển sang giai đoạn 3.
Giai đoạn 3:
Thường thì người nhà bệnh nhân phát hiện ra tình trạng người bệnh trong giai đoạn này. Các vết loét đã có mủ, phạm vi lan rộng, miệng vết loét chảy dịch và bốc mùi hôi. Chính mùi hôi này đã khiến người nhà bệnh nhân phát hiện. Nhưng đến giai đoạn này, vết loét tì đè đã trở nặng, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời vết loét sẽ diễn tiến sang giai đoạn 4 rất nguy hiểm.
Giai đoạn 4:
Người bệnh có khả năng tử vong cao do các vết loét ăn sâu vào xương, mủ và dịch chảy liên tục. Đặc biệt, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu khiến người bệnh tử vong cao.
Hiểu biết về vet loet hinh thanh nhu the nao sẽ giúp người nhà đánh giá đúng tấm quan trọng của việc chống lở loét cho bệnh nhân và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, đúng cách.