Bệnh giang mai: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh giang mai là một căn bệnh lây nhiễm hết sức đáng sợ, có thể gây tổn hại đến nhiều bộ phận trên cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tìm hiểu rõ hơn về bệnh giang mai qua bài viết dưới đây biết cách phòng tránh tốt nhất cho sức khỏe chính bạn và những người thân.

1.Bệnh giang mai là gì?

Trong số các bệnh hoa liễu cổ điển, bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới là một trong những bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh giang mai xuất hiện từ khá lâu trong lịch sử của con người, theo các tài liệu y khoa cổ, bệnh giang mai được ghi nhận từ 400 năm trước và cho đến tận ngày nay bệnh vẫn còn rất phổ biến với số ca nhiễm thêm hàng năm vẫn cao.

Bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên gọi là Treponema pallidum gây ra. Giang mai được xếp vào nhóm bệnh xã hội do tốc độ lây lan nhanh thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh giang mai gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe người bệnh và là gánh nặng cho sự phát triển của xã hội.

2.Nguyên nhân của bệnh giang mai

– Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể bằng con đường như vết thương hở, vết trầy xước trên da,… và tấn công các bộ phận trong cơ thể.

– Con đường lây lan chủ yếu của bệnh thường qua con đường tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh trong khi quan hệ tình dục, một số trường hợp thì bệnh giang mai có thể truyền từ mẹ sang con.

– Ngoài ra, thì các trường hợp sử dụng chung nhà vệ sinh, quần áo, hay các vật dụng khác thì hầu như có thể lây nhiễm từ người bệnh.

Một điều cần lưu ý là bệnh giang mai lây nhiễm mạnh nhất trong thời kì ủ bệnh, giai đoạn 1, 2 và giai đoạn tiềm ẩn. Khi bệnh giang mai đã chuyển sang giai đoạn cuối, người bệnh không còn khả năng lây nhiễm cho người xung quanh nữa.

3.Triệu chứng của bệnh giang mai

benh-giang-mai1

Bệnh giang mai được chia làm 3 giai đoạn diễn biến chính, mỗi giai đoạn có các đặc điểm đặc trưng riêng như sau:

– Xuất hiện các vết loét nhỏ không đau, thường xuất hiện trên vùng dương vật, âm đạo, hay xung quanh vùng hậu môn, có một số trường hợp sẽ xuất hiện ở vùng miệng.

– Nổi mẩn, phát ban đỏ thường nổi trên lòng bàn tay, trên bàn chân.

– Xuất hiện mụn (tương đối giống mục cóc sinh dục) trong vùng âm hộ của nữ giới, xung quanh hậu môn đối với nam và nữ giới.

– Xuất hiện các mảng trong miệng.

– Thường xuyên mệt mỏi, nhức đầu, sốt cao và các tuyến bị sưng ở cổ, mông, háng hay vùng dưới cánh tay.

Biểu hiện của bệnh giang mai: qua 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: Xuất hiện một vết loét nhỏ, không đau trên phần cơ thể của bạn, thường là bộ phận sinh dục, trực tràng, lưỡi hoặc mội

Giai đoạn 2:

Phát ban được đánh dấu bằng vết loét có mày đỏ hoặc nâu, có kích thước bằng một đồng xu trên bất kỳ vùng nào trên cơ thể của bạn, bao gồm bàn tay và lòng bàn chân.

  •  Sốt.
  •  Hạch bạch huyết lớn.
  •  Mệt mỏi, đau nhức và cảm giác khó chịu.

Giai đoạn 3: Đau đầu, thay đổi hành vi, chứng mất trí nhớ, mù, tê liệt,…

 Xoắn khuẩn giang mai có thể gây ra những tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể người bệnh.

Tác động xấu đến da, niêm mạc, mắt hay các cơ quan nội tạng khác gây …

Bệnh giang mai gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm động mạch chủ, phình đồng mạch, rối loạn tâm thần, viêm gan và một số trường hợp gây bại liệt toàn thân.

Bệnh giăng mai bẩm sinh có thể gây dị dạng cho thai nhi sau khi sinh.

4.Cách điều trị bệnh giag mai

Bệnh giang mai càng được chữa trị sớm khả năng khỏi càng cao. Ngược lại giang mai ở cuối giai đoạn tiềm ẩn và trong giai đoạn cuối không thể chữa khỏi triệt để được, các phương pháp áp dụng chỉ nhằm làm giảm sự tiến triển của bệnh và hạn chế những biến chứng do bệnh mang lại.

Cách điều trị giang mai trong giai đoạn đầu (thời kì 1 và 2): Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêm hoặc uống liều duy nhất. Một số loại thuốc có thể dùng với cả phụ nữ đang mang thai.

Cũng có một số loại thuốc không phù hợp với phụ nữ đang mang thai bạn cần tìm hiểu kĩ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tránh trường hợp tự ý sử dụng gây ra các tác dụng phụ thậm chí là biến chứng không nên có thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Điều trị giang mai giai đoạn cuối: Cũng tiêm các liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể dùng liều cao liên tục trong khoảng 10 ngày.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý sau khi chữa bệnh khoảng 3 tháng người bệnh cần đi làm xét nghiệm lại. Trong 2 đến 3 năm tiếp theo cứ 6 tháng đi kiểm tra 1 lần để chắc chắn bệnh đã chữa khỏi tận gốc. Trường hợp bệnh có dấu hiệu tái phát, bác sỹ sẽ phải tăng gấp đôi liều lượng thuốc.

Các biện pháp trên chỉ có thể chữa được bệnh giang mai chứ không làm mất các tổn thương do giang mai gây ra trước đó.

5.Cách phòng tránh bệnh giang mai

Không có vaccine phòng bệnh giang mai. Để giúp ngăn ngừa sự lây lan bệnh, hãy làm theo những điều sau:

  • Kiêng quan hệ hay chỉ quan hệ với một bạn tình: Cách phòng bệnh giang mai chắc chắn nhất là kiêng cử việc quan hệ. Lựa chọn tốt kế tiếp là chỉ quan hệ với một bạn tình, người mà không bị mắc bệnh.
  • Sử dụng bao cao su nhựa latex: Bao cao su có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với giang mai, nhưng chỉ khi bao cao su che phủ tổn thương giang mai.
  • Tránh dùng thuốc kích thích: Tiêu thụ quá nhiều cồn và các loại thuốc có thể làm lu mờ nhận thức của bạn và dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top