Cũng có chữ “phổi” nhưng chắc hẳn hầu hết mọi người đều biết đến bệnh viêm phổi nhưng ít ai biết đến bệnh viêm phổi kẽ. Cùng tìm hiểu những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng tránh trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm phổi kẽ là gì?
Viêm phổi kẽ là bệnh lý về đường hô hấp, kẽ phổi bị tổn thương. Trong lá phổi có những khoảng trống được gọi là kẽ phổi giúp cho hệ hô hấp hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, khi bị tổn thương sẽ gây ra các bệnh về phổi và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây viêm phổi, xơ phổi, ung thư phổi.
Thống kê từ tổ chức Y Tế Thế giới WHO, có khoảng 8% dân số trên thế giới mắc bệnh viêm phổi kẽ. Trong số đó, có 4% là biến chứng thành ung thư phổi và 2% số người nhiễm bệnh bị tử vong. Đây được xem là căn bệnh của người nghèo, có tới hơn 60% trường hợp mắc bệnh viêm phổi kẽ đều có nhu nhập thấp và làm việc trong môi trường độc hại.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ
Viêm phổi kẽ khiến cho các mô xung quanh phế nang bị dày lên và hình thành sẹo khiến cho lượng oxy vào máu khó khăn. Có nhiều yếu tố gây viêm phổi kẽ, trong đó bao gồm tiếp xúc với những tác nhân hữu cơ hoặc vô cơ tại nơi làm việc, mắc các bệnh tự miễn dịch, dùng một số loại thuốc, tiếp xúc với một số loại bức xạ. Một số trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh viêm phổi kẽ.
Ngoài ra, viêm phổi kẽ còn do những tác nhân gây bệnh khác như:
- Sử dụng chất kích thích như ma túy, thuốc lá, rượu bia…
- Nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
- Làm việc trong môi trường bụi bẩn, có nhiều độc tố, ô nhiễm như bãi rác, khu công nghiệp…
- Thường xuyên tiếp xúc và hít phải các loại hóa chất, khói bụi, khí clo, xăng dầu…Hoặc các hợp chất hữu cơ như hơi động vật, mía đường, ngũ cốc, nấm mốc.
- Lạm dụng các loại thuốc hóa trị như tâm thần, rối loạn nhịp tim, thuốc kháng sinh, mắc bệnh tim mạch.
- Nhiễm bức xạ do điều trị bằng các phương pháp xạ trị liệu và phụ thuộc vào liều lượng chiếu xạ.
- Mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Sjogren, Lupus ban đỏ…
Triệu chứng của bệnh viêm phổi kẽ
Bệnh viêm phổi kẽ trong giai đoạn đầu người bệnh thường có triệu chứng ho khan kèm theo đau tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ thấy xuất hiện những đường cong ở móng tay. Triệu chứng của bệnh viêm phổi kẽ phát triển theo thời gian. Người bệnh cảm thấy khó thở và thường xuyên xảy ra tình trạng này ngay cả khi làm việc nhẹ hoặc nằm nghỉ ngơi.
Một số trường hợp khi mắc bệnh viêm phổi kẽ có triệu chứng mệt mỏi, sốt, khô mắt, đau cơ, đau khớp xương và sợ ánh sáng.
Ngoài ra bệnh còn có những dấu hiệu được thể hiện qua các triệu chứng cận lâm sàng như:
- Xuất hiện những mô sẹo trong phổi và gây ảnh hưởng tới chức năng lưu thông oxy trong máu và trao đổi khí ở phổi.
- Viêm phế nang với những biểu mô xung quanh khiến cho phế nang bị xâm lấn.
Cách điều trị bệnh viêm phổi kẽ
Bệnh viêm phổi kẽ có nguy hiểm không ? Viêm phổi kẽ hình thành nên những mô sẹo trong phổi và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh bị viêm phổi kẽ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây thiếu oxy trong máu, cao huyết áp ở phổi, suy hô hấp, suy tim đe dọa tới tính mạng.
Để chẩn đoán bệnh viêm phổi kẽ người bệnh có thể tiến hành chụp X-quang, chụp cắt lớp, chụp CT phân giải cao hoặc thử nghiệm chức năng phổi. Sau khi chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh cần tiến hành chữa trị kịp thời.
Thuốc Tây y
Nếu trong phổi hình thành các mô sẹo thì không thể phục hồi được, mà chỉ có thể cải thiện chức năng của phổi hoạt động bình thường. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc Corticosteroid. Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, vì nếu lạm dụng sẽ gây ra tác dụng phụ như tăng đường huyết, tăng nhãn áp, loãng xương.
Có thể dùng thuốc Acetylcystein để giảm những tổn thương ở sẹo hóa phế nang, thuốc Anti- fibrotic giúp ức chế sự phát triển của mô sẹo.
Dùng oxy trong liệu pháp
Sử dụng oxy chữa trị viêm phổi kẽ chỉ có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ thở hơn, giảm các biến chứng do nồng độ oxy trong máu thấp, giảm huyết áp ở tim. Liệu pháp này không thể ngăn chặn được những tổn thương tới phổi.
Phẫu thuật cấy ghép
Cách chữa viêm phổi kẽ ở giai đoạn nặng hoặc áp dụng những cách trên không có hiệu quả, thì cần tiến hành phẫu thuật cấy ghép. Khi thăm khám bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể tình hình sức khỏe của người bệnh và chỉ định thời gian phẫu thuật.
Những biến chứng của viêm phổi kẽ là vô cùng nguy hiểm, chính vì vậy cần có cách phòng tránh căn bệnh này bằng cách: Không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích, giữ gìn cơ thể không bị nhiễm lạnh, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, mặc quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất độc hại và đi thăm khám thường xuyên nếu trị liệu bằng các phương pháp hóa trị liệu.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về bệnh viêm phổi kẽ, hy vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Bên cạnh đó, nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có cách chữa trị viêm phổi kẽ hiệu quả nhất.