Cách dùng thuốc hạ sốt đúng cho trẻ

Không giống như người lớn, việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ cần hết sức cẩn thận, đặc biệt là liều dùng và khoảng cách an toàn giữa các lần sử dụng.

Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả đều là bệnh nặng gây nguy hiểm. Đôi khi, đó là một dấu hiệu tốt. Bởi về mặt y học, sốt giúp chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần xác định rõ căn nguyên để chăm sóc trẻ đúng cách và hiệu quả.

Cách nhận biết trẻ đang bị sốt:

– Bằng mắt thường, bố mẹ có thể nhận ra trẻ đang bị sốt bằng cách sờ ở bụng, nách thấy nóng, môi và má ửng đỏ hơn bình thường. Tuy nhiên, nên đo thân nhiệt của trẻ để xác định tình trạng sốt nhẹ hay cao, từ đó có hướng xử trí thích hợp.

– Trẻ được xem là ốm khi nhiệt độ đo ở hậu môn hoặc miệng là trên 38,5 độ C, đo ở nách trên 37,5 độ C, nhiệt độ bằng hoặc trên 39 độ C được xem là sốt cao. Trên 41 độ C, trẻ có nguy cơ bị co giật và tổn thương não.

– Thông thường, việc xác định bệnh nặng hay nhẹ không phụ thuộc vào nhiệt độ khi sốt mà còn dựa vào hành vi của trẻ. Như mắt không còn linh hoạt, cử chỉ lừ đừ, cơ thể lạnh run, tăng tiết mồ hôi, cứng gáy, chóng mặt, khó thở, nổi hồng ban hoặc không chịu uống nước,…

Cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ:

Cách dùng thuốc hạ sốt tuy đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ dưới đây:

– Không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.

– Thuốc hạ sốt phải còn hạn sử dụng.

– Chỉ cho trẻ uống đúng liều lượng, không nên sốt ruột mà tự ý tăng liều. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10mg – 15 mg/kg mỗi lần khi sốt trên 38,5 độ C. Ví dụ, trẻ nặng 10kg sẽ dùng mỗi lần 100 – 150mg thuốc.

– Tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 – 4 lần một ngày. Tổng liều tối đa không quá 60mg/kg trong 24h.

Trong tủ thuốc gia đình, phụ huynh cần dự trữ 2 loại thuốc hạ sốt khác nhau là dạng gói bột và dạng viên đạn. Dạng gói bột thường có vị ngọt, mũi thơm của trái cây, hợp với sở thích trẻ, hiệu quả hạ sốt nhanh, chỉ khoảng 15 – 30 phút sau khi uống.

Trong trường hợp trẻ sốt li bì, không uống được, nôn ói nhiều, cha mẹ có thể dùng viên đạn nhét hậu môn. Theo đó, trẻ 1-5 tháng tuổi có cân nặng từ 4-6kg sử dụng dạng 80mg. Trẻ 6-12 tháng nặng 7-12kg dùng dạng 150mg. Trẻ 2-9 tuổi nặng 12-24kg đặt dạng viên đạn 300mg.

“Các trường hợp cần phải cho đi viện là trẻ sốt kéo dài quá 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt không có tác dụng, hoặc bị dị ứng với thuốc. Nếu trẻ sốt 40-41 độ C thì vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay. Đặc biệt, người bị viêm gan, trẻ em bị viêm gan, vàng da do tắc mật cấm dùng thuốc tại nhà. Nếu bị sốt phải đưa người bệnh đi viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ”

Dạng gói bột bào chế dưới hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg. Tùy theo cân nặng, chúng ta sẽ tính được liều lượng cần dùng cho trẻ. Ví dụ, trẻ cân nặng 10kg sẽ uống một gói thuốc bột hạ sốt hàm lượng paracetamol 150mg.

Trong trường hợp trẻ sốt li bì, không uống được, nôn ói nhiều, cha mẹ có thể dùng viên đạn nhét hậu môn. Theo đó, trẻ 1 – 5 tháng tuổi có cân nặng từ 4 – 6kg sử dụng dạng 80mg. Trẻ 6 – 12 tháng nặng 7 – 12kg dùng dạng 150mg. Trẻ 2 – 9 tuổi nặng 12 – 24kg đặt dạng viên đạn 300mg.

Các trường hợp cần phải cho đi viện là trẻ sốt kéo dài quá 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt không có tác dụng, hoặc bị dị ứng với thuốc. Nếu trẻ sốt 40 – 41 độ C thì vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay. Đặc biệt, người bị viêm gan, vàng da do tắc mật cấm dùng thuốc tại nhà. Nếu bị sốt phải đưa người bệnh đi viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Các bạn có thể nhiệt kế hồng ngoại đo trán ngay tại đây để nhận nhiều ưu đãi: Giảm 10% khi mua hàng online + Free giao hàng toàn quốc. 

 

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top