Hiện tượng mỏi chân ở trẻ em

Hiện tượng mỏi chân ở trẻ em không phải hiếm gặp, theo thống kê nó ảnh hưởng đến 25% trẻ em, trong độ tuổi từ 3 – 12. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì?

>> Mềm sụn thanh quản trẻ nhỏ

>> Vàng da sơ sinh

Hiện tượng mỏi chân ở trẻ em là gì?

Mọi người thường tin rằng sự mỏi chân của trẻ diễn ra hoặc thậm chí là  càng bùng lên thành cơn đau khi xương của một đứa trẻ phát triển với tốc độ nhanh hơn gân của nó. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh qua các cuộc nghiên cứu. Thường những lo lắng này sẽ gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 3 – 7 tuổi. Những cơn đau mỏi thường xảy ra vào buổi tối xung quanh giờ đi ngủ, làm trẻ có thể bị đánh thức vào ban đêm, đặc biệt là trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ. Mặc dù sự phát triển này có thể gây ra vấn đề ở nhiều vị trí khác nhau nhưng chân hay bị ảnh hưởng nhất. Vì thế các con sẽ có những trải nghiệm về sự khó chịu ở cẳng chân, bắp tay và đùi.

Hiện tượng mỏi chân ở trẻ em có thể liên quan đến sự mệt mỏi, khác biệt về tư thế, thay đổi hoạt động thể chất và căng thẳng tâm lý. Cũng không loại trừ khả năng trẻ bị mỏi chân do hoạt động nhiều về ban ngày, có sự va chạm với các vật cứng hoặc do té ngã.

Khi nào cần lo ngại về hiện tưởng mỏi chân ở trẻ em?

Dấu hiệu cảnh báo rằng hiện tượng mỏi chân ở trẻ em là đáng lo ngại khi xuất hiện những cơn đau ngày càng tăng, đau ở cùng một chỗ mỗi đêm, sưng hoặc đỏ chân tay. Khi trẻ thức dậy đi khập khiễng hoặc không đi lại. Đau khớp gối, nhức chân nếu xảy ra bất chợt và tái đi tái lại kèm theo: sốt cao kéo dài, xanh xao, bầm hay chảy máu răng, chảy máu mũi hoặc sưng đau khớp gối, không đi được… có thể là những dấu hiệu sớm của ung thư máu trẻ em. Lúc này một cuộc kiểm tra y tế là cần thiết.

Cách đối phó với hiện tượng mỏi chân ở trẻ em

Làm thế nào để giúp xoa dịu sự mỏi chân về đêm của bé? Chắc hẳn nhiều mẹ vẫn lo lắng vì đôi khi điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ của con làm bé tỉnh dậy và quấy khóc.

1/Hãy thử mát – xa nhẹ nhàng

Một trong những cách làm dịu tốt nhất và tác dụng nhanh được các chuyên gia khuyên mẹ thực hiện là mát – xa chân cho bé. Điều này thường giúp giảm đau, làm dịu và có thể giúp giảm thiểu gián đoạn giấc ngủ cho cả hai bạn. Sau khi tắm và trước khi ngủ hãy chó một hoạt động xoa bóp chân cho con.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản, trẻ duỗi chân, kê chân cao hơn một chút để máu dễ lưu thông. Tiến hành xoa bóp xung quanh đùi và bụng. Không cần bóp ở khớp. Thời gian mát – xa chân cho bé khoảng 30 phút là đã có thể đối phó với hiện tượng mỏi chân ở trẻ em tốt nhất.

2/Tăng cường hoạt động thể lực

Thường xuyên vận động thể lực sẽ giúp con ăn uống, hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn. Trong quá trình phát triển, vận động nhiều cũng giúp xương rắn chắc hơn, phát triển chiều cao cân nặng cân đối. Ngoài ra, giấc ngủ của con cũng ngon và sâu hơn nếu được luyện tập sức khỏe hàng ngày. Tuy nhiên, phải luôn đảm bảo an toàn và lựa chọn hoạt động phù hợp với thể lực của con.

hien tuong moi chan

3/Bổ sung canxi

Trong giai đoạn phát triển này, xương của con tăng trưởng rất nhanh, vì thế nhu cầu canxi là rất lớn. Việc bổ sung canxi sẽ giúp hạn chế hiện tượng mỏi chân ở trẻ em. Canxi qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày với thực phẩm giàu canxi, hoặc cho bé uống bổ sung canxi theo chỉ định của bác sỹ. Mẹ cũng cần cho bé tắm nắng thường xuyên để đủ lượng vitamin D cần thiết, thúc đẩy hấp thụ canxi.

Hiện tượng mỏi chân ở trẻ em nếu là kết quả của sự phát triển bình thường thì không có gì đang nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng có thể khiến con mất ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày. Vì thế, mẹ hãy cố gắng theo sát để hỗ trợ con tốt nhất có thể nhé.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top