Lồi đĩa đệm hay phồng đĩa đệm xảy ra khi cơ bị kéo căng quá mức, do lão hóa hoặc chấn thương gây đau nhức cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhưng không có dấu hiệu triệu chứng điển hình nào. Hầu hết phình lồi đĩa đệm tự lành sau một thời gian ngắn. Nhưng nếu gây đau nhức thì tự lành là rất khó khăn. Khi đó cần phải làm gì để phình lồi đĩa đệm không tiến triển thành thoát vị đĩa đệm?
Phình lồi đĩa đệm là gì?
Lồi đĩa đệm còn được gọi là phồng đĩa đệm. Đây là hiện tượng đĩa đệm bị biến dạng và cấu trúc bên trong bị phá vỡ. Dưới tác động của nhiều yếu tố, vòng sợi sụn bị xơ cứng, rách nứt. Theo đó, nhân nhầy chui vào khe tác làm cho một phần đĩa đệm bị lồi ra ngoài.
Phình đĩa đệm có biểu hiện triệu chứng không rõ ràng nên thường bị coi nhẹ. Sau một thời gian, đĩa đệm bị phình lồi ra nhiều hơn, chèn ép vào rễ dây thần kinh gây đau nhức.
Biến chứng phình lồi đĩa đệm
Người bị phình lồi đĩa đệm thường có triệu chứng là đau nhức vùng cổ, thắt lưng, tê bì ray chân. Một số ít lồi đĩa đệm không gây đau nhức nếu đĩa đệm bị phình ra chưa đè vào rễ thần kinh, không gây nguy hiểm.
Nhưng nếu không điều trị sớm thì nhân nhầy tăng áp lực bên ngoài lớp bọc bên ngoài của đĩa đệm cũng tăng lên. Tác động thêm là quá trình lão hóa, chấn thương, mang vác vật nặng… phình lồi đĩa đệm có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Khi đó, nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí trung tâm, tràn ra ngoài gây đè vào rễ dây thần kinh tủy sống gây đau nhức lưng, cổ, tê bì chân tay, cứng khớp, giảm khả năng vận động, có thể gây tàn phế cả đời.
Cách điều trị phình lồi đĩa đệm
Việc điều trị lồi đĩa đệm phụ thuộc vào triệu chứng, mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đa số phình lồi đĩa đệm có thể tự lành trong thời gian ngắn, trường hợp nhẹ, không gây đau nhức. Ngược lại, nếu gây đau nhức khó chịu thì cần phải có biện pháp điều trị phù hợp, tránh biến chuyển thành thoát vị đĩa đệm.
Tự điều trị phình lồi đĩa đệm tại nhà
Uống thuốc không kê toa
Các loại thuốc OTC thường được sử dụng như:
- Thuốc kháng viêm: Naproxen, ibuprofen hoặc aspirin.
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu có bất cứ tác dụng phụ gì cần phải báo ngay cho bác sĩ.
Nghỉ ngơi
Có chế độ nghỉ ngơi đầu đủ trong khi thực hiện chế độ chăm sóc. Chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi ngắn khoảng 30 phút mỗi lần. Sau đó đi bộ, hoạt động nhẹ nhàng theo lời khuyên của chuyên gia trị liệu.
- Tránh cúi người, nâng vật nặng, cong lưng…
Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Vị trí phình lồi đĩa đệm ban đầu thường sưng viêm. VÌ thế nên chườm lạnh trước để giảm sưng viêm và giảm đau.
Dùng đá chườm vào vị trí đau trong khoảng 5 phút/giờ. Sau 3 – 4 ngày cảm giác đau nhức sẽ thuyên giảm. Tuần suất chườm đá nên theo hướng dẫn của chuyên gia trị liệu.
Chườm nóng giúp làm dịu vùng cơ bị đau và căng, giúp cải thiện tuần hoàn máu. Tần suất chườm nóng cũng cần hỏi ý kiến của chuyên gia trị liệu.
Vật lý trị liệu
Tập vật lý trị liệu giúp giải phóng áp lực lên đĩa đệm, giúp phục hồi và giảm đau dây thần kinh ở vị trí bị phình lồi đĩa đệm. Thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của chuyên gia trị liệu. Sau đó, người bệnh có thể tự tập tại nhà.
Điều trị y tế
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Mục đích: Điều trị đau, viêm và thả lỏng cơ.
Một vài trường hợp phình lồi đĩa đệm khiến người bệnh bị đau nhức. Khi đó cần uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ để giảm đau, dễ chịu hơn. Thường sử dụng thuốc trong thời gian ngắn.
- Một số loại thuốc giảm đau nhóm opioid như oxycodone hoặc hydrocodone.
- Miếng dán giảm đau như fentanyl hoặc lidocaine.
- Thuốc kháng viêm mạnh như ibuprofen liều cao.
- Thuốc giãn cơ như metaxalone hoặc cyclobenzaprine.
Tiêm thuốc
Nếu người bệnh phản ứng chậm với thuốc, đau nhức dữ dội hơn thì cần tiên thuốc. Cách tiêm thuốc để điều trị phình lồi đĩa đệm là tiêm trực tiếp vào cột sống (gây tê thần kinh ngoại vi, tiêm phong bế thần kinh). Sử dụng tương tự như steroid tiêm trực tiếp vào khu vực đau nhức để giảm đau, viêm.
Phẫu thuật ít xâm lấn
Đây là lựa chọn duy nhất để chữa trị phình lồi đĩa đệm và giảm đau trong một số trường hợp. Phẫu thuật ít xâm lấn thường được thực hiện như phẫu thuật mở lá đốt sống, phẫu thuật mở ống sống và phẫu thuật loại bỏ nhân đệm.
Phẫu thuật thay đĩa đệm
Bác sĩ thực hiện cắt bỏ đĩa đệm bị phình lồi, sau đó lồng đĩa đệm nhân tạo vào vị trí mới được cắt bỏ. Phẫu thuật này giúp khôi phục lại khoảng không gian giữa các đốt, giảm đau và giúp người bệnh cử động được bình thường.
Trên đây là một số thông tin về phình lồi đĩa đệm. Bạn đọc có thể tham khảo để hiểu rõ hơn và có cách điều trị sớm tránh biến chứng có thể xảy ra.