Bệnh hoại tử chỏm xương đùi là bệnh có tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do bị thiếu máu nuôi dưỡng phần trên chỏm xương đùi. Vùng hoại tử lúc đầu tạo ra các vùng thưa xương, các ổ khuyết xương, về sau dẫn đến gãy xương dưới sụn, cuối cùng gây xẹp chỏm xương đùi, thoái hóa thứ phát và mất chức năng của khớp hàng, dẫn đến tàn phế.
1.Hoại tử chỏm xương đùi là gì?
Hoại tử chỏm xương đùi tự phát thường gặp nhiều nhất ở độ tuổi trung niên,nam thường gặp hơn nữ. Hoại tử xương thứ phát sau chấn thương hoặc các nguyên nhân hoại tử chỏm xương đùi khác phụ thuộc vào tuổi mắc các bệnh lý nền.
2.Nguyên nhân
- Do chấn thương: do trật khớp hoặc gãy cổ xương. Thông thường hoại tử chỏm xương đùi xuất hiện sau chấn thương khoảng 2 năm và không ảnh hưởng nhiều bởi tuổi tác và giới tính.
- Không do chấn thương: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, dùng corticoid liều cao, bệnh khí ép (thợ lặn, công nhân hầm mỏ), bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp), ghép tạng, viêm ruột, bệnh lý tăng động và bệnh tắc mạch tự phát, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ, thai nghén. Trong đó, rượu và corticosteroid chiếm 2/3 nguyên nhân gây hoại tử chỏm xương đùi không do chấn thương.
3.Triệu chứng bệnh
Trong giai đoạn đầu khởi bệnh, người bệnh có thể không thấy triệu chứng gì, tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, người bệnh luôn thấy triệu chứng đau vùng khớp háng, có khi lan xuống đùi. Lúc đầu thấy đau khi đi đứng, về sau đau cả lúc nghỉ ngơi.
Có nhiều trường hợp người bệnh chỉ đau khớp gối mà không đau khớp háng cho nên dễ bị nhầm là bệnh thoái hóa khớp gối. Trong giai đoạn này chụp phim X-Quang có thể không thấy biểu hiện gì khác thường cho nên người bệnh đi khám bệnh ở nhiều nơi mà vẫn chưa tìm ra bệnh.
Giai đoạn muộn, khi chỏm xương bị hư nhiều, sẽ làm ảnh hưởng vận động khớp háng. Người bệnh dạng chân rất khó khăn, nhiều người không thể dạng chân để tự bước lên xe gắn máy. Người bệnh có dáng đi khập khễnh, có khi 2 chân so le nhau.Thời gian từ lúc khởi bệnh đến khi mất chức năng khớp háng có thể từ vài tháng đến hơn một năm tùy thuộc từng người bệnh khác nhau.
4.Phân độ hoại tử chỏm xương đùi
Để dễ phân loại mức độ nặng nhẹ, người ta chia thành 5 giai đoạn: (Theo Ficat và Arlet 1997)
Giai đoạn 0: còn gọi là khoảng trống của bệnh do bệnh nhân chưa có triệu chứng gì cả ngoại trừ làm bone scan thấy có tình trạng giảm hấp thu (giảm luợng máu đến).
Giai đoạn 1: bệnh nhân đau nhẹ hoặc không đau, X quang bình thường, bone scan có điểm lạnh trên chỏm xương đùi.
Giai đoạn 2: đau nhẹ háng khi đi lại, X quang có sự thay đổi mật độ xương, bone scan tăng hấp thu (do phản ứng viêm gây tăng sinh mạch máu).
+ Giai đoạn 2A: X quang có hình ảnh các nang trong chỏm xương hay đốm xơ hóa. Giai đoạn 2B: X quang có dấu hiệu hình luỡi liềm.
+ Giai đoạn 2B: X quang có dấu hiệu hình luỡi liềm.
Giai đoạn 3: đau nhẹ đến vừa, X quang có hình ảnh méo mó,xẹp chỏm, bone scan gia tăng sự hấp thu.
Giai đoạn 4: đau vừa đến nặng, hẹp khe khớp, hư ổ cối trên X quang. Bone scan tăng sự hấp thu.
5.Điều trị bệnh hoại tử chỏm xương đùi không phẫu thuật
Khi đã chẩn đoán hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là đã xác định được mức độ bệnh và hướng điều trị được đặt ra để giải quyết cho bệnh nhân. Cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ như người bệnh cần hạn chế rượu và hoạt động bơi lặn. Một vài trường hợp điều trị có thể không hiệu quả. Nếu bệnh nhân chịu đựng được cơn đau khớp háng khi hoạt động thì cần giảm trọng lượng tỳ đè lên khớp háng bằng sử dụng nạng khi đi lại và dùng thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid.
Điều trị bằng liệu pháp ” Châm dao siêu vi”
Áp dụng trong giai đoạn sớm khi chỏm xương đùi chưa biến dạng với mục đích là bảo vệ toàn vẹn chỏm xương đùi bất hoạt và làm ngưng quá trình thoái hoá Trong giai đoạn sớm tiên lượng rất tốt.
Trong giai đoạn chỏm xương đùi bị bẹp (độ 3 và trên độ 3) thì có đến trên 70% phải thực hiện phẫu thuật thay thế, vì vậy giai đoạn này sự giải áp chỉ khiến việc thay khớp bị chậm trễ hơn, do đó sự giải áp chỉ đặt ra ở giai đoạn sớm. Vì nguyên nhân của tổn thương hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là do thiếu máu nuôi dưỡng vì thế một số bác sĩ đã sử dụng các vạt xương có cuống mạch nuôi như dùng vạt xương mác có cuống mạch tự do hay dùng vạt xương mào chậu có cuống để điều trị. Những kết quả điều trị ban đầu cho thấy phương pháp này mang lại hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên, khi cấu trúc giải phẫu của chỏm đã bị biến dạng thì tất cả các biện pháp điều trị trên chỉ mang tính chất kéo dài và phẫu thuật thay khớp háng là giải pháp cần phải xem xét. Trong trường hợp có chỉ định thay khớp háng, hiện nay có thể lựa chọn thay khớp háng bán phần (bipolar) hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, vì đa số bệnh nhân có tổn thương khớp háng đều còn khá trẻ nên xu hướng là sử dụng khớp háng toàn phần không xi măng.