Hiện nay, tăng huyết áp đang là căn bệnh nguy hiểm, tỉ lệ mắc cao và có xu hướng trẻ hóa. Người bệnh tăng huyết áp luôn phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Chính vì thế, việc thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà là một phương pháp đơn giản và thuận tiện nhất để mọi người có thể theo dõi sức khỏe của chính mình. Sau đây là 10 lưu ý để đo huyết áp chính xác, các bạn lưu ý để mỗi khi đo luôn có kết quả chính xác nhất nhé.
10 lưu ý để đo huyết áp chính xác
1.Trước khi đo vài phút phải hít thở sâu
Huyết áp rất dễ bị ảnh hưởng của tinh thần, nên trước khi đo tinh thần phải thoải mái. Khi đo huyết áp, nếu quá lo lắng hệ thống thần kinh sẽ bị chi phối, huyết áp cũng chịu tác động mà lên cao. Lúc đó, tim sẽ đập nhanh, huyết áp tăng lên, huyết áp bình thường là 130 – 140mmHg có thể tăng lên tới 180 – 200mmHg. Nếu người huyết áp bình thường nhưng do căng thẳng làm huyết áp lên cao tạm thời, không biết mà dùng thuốc hạ áp thì rất nguy hiểm.
Lần đầu đo huyết áp, nếu huyết áp cao thì cần phải thả lỏng và bình tĩnh để đo lại. Cách tốt nhất là trước khi đo hãy hít thở sâu vài lần, làm cho tinh thần hết sức căng thẳng, cơ thể trở lại trạng thái bình thường.
2.Quá vội vã cũng làm huyết áp tăng cao
Nhiều người vội vàng đến nơi là vào khám ngay, khó tránh khỏi trong trạng thái huyết áp đang tăng, dẫn tới kết quả đo không chính xác.
Cần đi khám sớm để có đủ thời gian nghỉ ngơi. Trước khi đo 10 phút phải thật thoải mái, có vậy kết quả đo mới chính xác.
3.Trước khi đo huyết áp phải vệ sinh
Cố nhịn không đi vệ sinh cũng làm huyết áp tăng cao, chỉ sau khi đi vệ sinh xong, người cảm thấy thoải mái thì đo huyết áp mới chính xác được.
Khi kiểm tra, thường là phải xét nghiệm nước tiểu. Vì vậy các bác sỹ cần cho bệnh nhân đi lấy nước tiểu trước sau đó mới đo huyết áp thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
4.Tránh đo huyết áp sau khi ăn cơm
Sau khi ăn mà đo huyết áp thì huyết áp tăng, do vậy cần tránh đo sau khi ăn. Sắp xếp thời gian đo vào buổi trưa thì tốt nhất, đo xong hãy ăn cơm.
5.Những điều chú ý khi trời lạnh
Đo huyết áp trong mùa đông lạnh giá thông thường số đo sẽ hơi cao hơn bình thường, nguyên nhân là vì lạnh nên mạch máu co lại, làm giảm áp lực máu tăng cao. Khi trời lạnh, y tá không muốn vén tay áo bệnh nhân lên, như vậy, mạch máu ở cánh tay sẽ bị đè, huyết áp cũng lên cao. Cho nên, khi đo huyết áp phải vén áo bệnh nhân lên để đo cho chính xác.
6.Quyết định thời gian và mùa để đo huyết áp
Định kỳ đo huyết áp là một thói quen tốt, nếu thời gian đo cố định được là tốt nhất. Thời gian đo trong ngày là khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Ngược lại đo trong thời gian nhất định sẽ dễ so sánh với kết quả đo hôm trước, dễ phát hiện sự thay đổi của huyết áp.
7.Tạm thời không hút thuốc
Trước khi đo huyết áp không được hút thuốc vì thuốc lá sẽ làm mạch máu co lại, gây tăng huyết áp tăng cao, đo không chuẩn xác. Vì vậy, trước khi đo huyết áp khoảng 1 giờ không được hút thuốc.
8.Người quá mệt hoặc ngủ không đủ cũng làm huyết áp tăng
Nếu người quá mệt mỏi hoặc ngủ không đủ cũng làm huyết áp tăng lên, do vậy khi người ở trong trạng thái đó thì không nên đo huyết áp, trừ khi thật cần thiết.
Cần thiết là cần phải lấy số liệu lúc đó để so sánh với lúc bình thường để hiểu rõ trạng thái dao động của huyết áp hơn.
9.Không thể chỉ đo một lần
Trạng thái tinh thần khác nhau huyết áp cũng dao động khác nhau, nên phải đo nhiều lần mới chính xác được.
Nếu đo lần đầu cho kết quả trị số cao thì phải đo lại lần hai, ba. Nếu các lần đo mà huyết áp tối đa luôn cao hơn 160mmHg, tối thiểu đều trên 95mmHg mới xác định là huyết áp cao.
10.Người luôn váng đầu và hoa mắt khi đứng
Người già thường có tình trạng nên khi thay đổi các tư thế cơ thể (nằm, ngồi, đứng sang các tư thế khác), đó được gọi là “huyết áp thấp do đứng”). Ví dụ, huyết áp tối đa khi ngủ là 160,,Hg, khi ngồi là 140mmHg, đứng là 120mmHg, nghĩa là tư thế người càng cao thì huyết áp càng giảm.
Khi bước vào tuổi già, do sự lão hóa về sinh lý, thần kinh tự chủ cũng dần mất cân bằng, do đó mà sự thay đổi về tư thế con người cũng ảnh hưởng tới huyết áp. Người già động tác thường chậm và cứng, sự cân bằng cơ thể cũng giảm sút, do nguyên nhân năng lực cân bằng của thần kinh tự chủ giảm sút gây ra, cho nên hành động và phản ứng đều chậm chạp, làm huyết áp biến động.
Hiện tượng huyết áp thấp do đứng thẳng không chỉ xuất hiện ở người già, mà trẻ em và phụ nữ trẻ cũng có.
Những người này khi đo huyết áp, bác sĩ cần nói rõ cho họ biết để họ phối hợp đo trong các tư thế nằm, ngồi và đứng nhằm đánh giá độ chuẩn xác.