Bệnh rubella bẩm sinh

Rubella (tên gọi khác là sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus rubella (virus ARN giống Rubivirus họ Togaviridae) gây nên. Bệnh lây truyền từ người bệnh, người mang virus sang người lành qua đường hô hấp hoặc từ mẹ sang thai nhi.

Rubella biểu hiện bằng việc cơ thể sốt, phát ban, nổi hạch. Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng cũng có thể gây một số biến chứng như viêm não – màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu…

>> Mỏi chân ở trẻ em

>> Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

  1. Rubella bẩm sinh là gì?

Phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh rubella, đặc biệt trong 18 tuần đầu của thai kỳ, có thể gây sẩy thai, thai lưu, sinh non và các tổn thương nặng nề cho thai nhi. Các trường hợp bị Rubella bẩm sinh ở trẻ gồm:

  • Trẻ sinh ra từ mẹ có tiền sử nhiễm rubella khi mang thai và trẻ có xét nghiệm rubella IgM dương tính với rubella;
  • Hội chứng rubella bẩm sinh: Với các dị dạng thai nhi thuộc 2 nhóm:
  • Nhóm A: Đục thủy tinh thể, glaucoma bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh, tổn thương thính giác, bệnh võng mạc sắc tố;
  • Nhóm B: Ban tím, gan lách to, vàng da, não nhỏ, chậm phát triển, viêm não màng não, bệnh xương trong (hình ảnh X-quang).
  1. Điều trị rubella bẩm sinh thế nào?

Không thể tiêm chủng vắc xin phòng bệnh rubella ở phụ nữ đang có thai. Vì vậy, nếu chưa tiêm phòng trước khi mang thai thì việc chẩn đoán nhiễm rubella ở thai phụ giữ vai trò rất quan trọng.

Trong trường hợp phụ nữ đang mang thai bị mắc rubella:

  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ: Tư vấn đình chỉ thai nghén khi đã có chẩn đoán xác định.
  • Ở giai đoạn 13 – 18 tuần của thai kỳ: nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh là rất cao. Cần kết hợp chọc ối để xét nghiệm chẩn đoán xác định. Nếu thấy rubella trong nước ối thì tư vấn đình chỉ thai; ngược lại, trường hợp âm tính thì tiếp tục theo dõi.
  • Ở giai đoạn sau 18 tuần của thai kỳ: Nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh là tương đối thấp, nhưng vẫn cần theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

Ngoài ra, thai phụ cũng cần được điều trị triệu chứng như:

  • Giảm đau, hạ nhiệt;
  • Giữ ấm, tránh gió lạnh trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp;
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng;
  • Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin;
  • Trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh cần được điều trị những biến chứng do bệnh gây ra.

rubella

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

  1. Phụ nữ có thai bị Rubella có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai mắc rubella rất nguy hiểm. Điều đáng quan tâm nhất là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ:

  • 3 tháng đầu: 70-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não;
  • Hơn 3 tháng sau: Nếu thai được 13-16 tuần thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17-20 tuần thì tỷ lệ này là 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó là 0%.
  • Đặc biệt, phụ nữ nhiễm rubella trong 18 tuần đầu của thai kỳ cũng rất dễ bị sảy thai, thai chết lưu trong tử cung hoặc sinh non. Nếu tiếp tục kéo dài được thai kỳ thì trẻ cũng khó phát triển khỏe mạnh, thường nhẹ cân, chậm lớn, dễ bị đau ốm bệnh tật và trí tuệ kém.

Chính vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ cần đến các cơ sở y tế tin cậy hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín để làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

  1. Phòng bệnh rubella bẩm sinh thế nào?

Hai biện pháp chính của phòng bệnh rubella là cách ly và tiêm phòng vắc-xin. Tiêm phòng vắc-xin Rubella giảm độc lực, tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm hoặc có thể cả đời. Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi.

Để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh, phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ (15-40) nếu chưa mắc bệnh bao giờ hoặc chưa tiêm khi còn nhỏ thì cần tiêm bổ sung vắc-xin này, giúp phòng bệnh Rubella và phòng khi mang thai bị bệnh sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi.

Chú ý: Sau tiêm phòng ít nhất 3 tháng mới nên có thai.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top