Bệnh thấp tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 1-15. Vậy bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ có chữa được khỏi hoàn toàn không?
Bệnh thấp tim là gì
Bệnh thấp tim còn gọi là bệnh ‘thấp khớp cấp’, ‘bệnh Bouillaud’. Là một bệnh kinh diễn có những đợt cấp tính gây tổn thương viêm nhiễm tại nhiều nơi trong cơ thể với mức độ khác nhau mà chủ yếu là ở tim, gây xơ chai van tim. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi.
Thấp tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 1-15. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp khoảng 2 lần so với nam giới. Bệnh khá phổ biến ở nước ta và là nguyên nhân của phần lớn bệnh tim mắc phải, cần có sự cảnh giác cao, điều trị sớm và tích cực.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tan máu Bêta nhóm A (thường được phát hiện vi khuẩn trong họng người bệnh nhân thấp khớp cấp). Liên cầu khuẩn gây bệnh gián tiếp thông qua cơ chế tự miễn.
Bệnh phát sinh nhiều về mùa lạnh, nơi khí hậu ẩm thấp. Tổn thương bệnh lý cơ bản là xuất tiết và tăng sinh.
Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ có chữa được khỏi hoàn toàn không?
Khi trẻ bị mắc căn bệnh này cần phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị tại bệnh viện, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung của tất cả các phương pháp điều trị đều tập trung vào mục đích chống nhiễm khuẩn, chống viêm và điều trị các biến chứng của bệnh.
Đối với trẻ bị mắc bệnh thấp tim có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh Penicillin G tiêm vào bắp chi, liên tục trong vòng 10 ngày/ liều..
Thuốc uống Penicillin V (Ospen) có tác dụng tương tự trong điều trị bệnh thấp tim. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Erythromycin 0,25mg x 4 viên/ngày chia 2 lần để điều trị bệnh.
Chống viêm bằng các thuốc kháng viêm Steroid (Prednisolon) và không Steroid (Aspirin, Alaxan,).
Bệnh thấp tim là một bệnh nguy hiểm do các biến chứng xảy ra đối với người bệnh. Do đó khi điều trị cho trẻ mắc bệnh, bác sĩ sẽ thường kê đơn thuốc để điều trị các biến chứng của bệnh.
Nếu bệnh nhân đến giai đoạn suy tim, điều trị bệnh cần dung digoxin liều 0,015- 0,020 mg/kg/ngày cho trẻ dưới 2 tuổi, 0,010-0,015 mg/kg/ngày cho trẻ trên 2 tuổi, ngoài ra dung Furosemid 2mg/kg/ngày (uống) có tác dụng lợi tiểu. Một vài loại thuốc có tác dụng an thần như Diazepam 0,5 mg/kg/ngày hoặc các vitamin nhóm B.
Khám định kỳ với trẻ nhỏ bị thấp tim
Những cách chăm sóc trẻ bị thấp tim
Đối với trẻ có tiền sử từng mắc bệnh này cần phải uống thuốc để dự phòng liên tục trong suốt thời kỳ thiếu niên. Cần điều trị khỏi triệt để các bệnh như viêm hầu họng do nhiễm liên cầu khuẩn cũng là một trong những phương pháp phòng ngừa bệnh thấp tim hiệu quả.
Đối với trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng phải làm thủ thuật hay phẫu thuật cần nói trước với bác sĩ về tiền sử bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước.
Trẻ mắc bệnh này phải được bác sĩ chuyên khoa tim mạch theo dõi điều trị tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, cần tạo cho trẻ chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường ít nhất là 2 tuần trong suốt giai đoạn điều trị. Một số trường hợp mắc bệnh nặng cần có chế độ nghỉ dưỡng dài khoảng 6 tuần đến 3 tháng.
Nếu trẻ mắc chứng sưng tim hoặc suy tim phải xây dựng chế độ ăn riêng và ăn nhạt: không nêm muối vào thức ăn nếu có thì chỉ rất ít, không cho trẻ mắc bệnh ăn nước mắm hay nước tương và nên hạn chế cho trẻ uống nước, chỉ nên cho trẻ uống khi khát mà thôi.
Bố mẹ cần lưu ý
Bố mẹ cần có một trong hai thiết bị là máy đo huyết áp tại nhà để đo huyết áp, nhịp tim hoặc máy đo SPO2 để theo dõi nồng độ oxy trong máu và nhịp tim cho trẻ.
Ngoài ra bố mẹ phải cho trẻ tái khám định kỳ 4 tuần trong 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên quên cho trẻ uống thuốc hoặc quên tới tái khám để tránh bệnh tái phát nhanh và nặng lên nhiều.
Khi trẻ có các biểu hiện khác thường như sốt, đau sưng khớp, mệt, khó thở, phù, tiểu ít thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám lại ngay để được điều trị kịp thời.