Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phù phổi cấp

Bệnh phù phổi cấp là hiện tượng thanh dịch từ huyết tương của mao mạch phổi bị tràn ngập đột ngột và dữ dội vào các phế năng, phế quản gây khó thở cấp tính. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù phổi cấp như thế nào?

Nguyên nhân phù phổi cấp

Nguyên nhân do tim mạch

Bệnh tim mạch gây ra quá tải thể tích hoặc quá tải áp suất ở tâm thất trái, hoặc gây ra giảm lực co bóp của cơ tim đều có khả năng dẫn tới phù phổi cấp.

Các loại bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, van tim, bệnh cao huyết áp, loạn nhịp tim nhanh, hoặc loạn nhịp tim chậm, sốt, tăng thể tích máu…

Nguyên nhân ngoài tim

  • Hít phải những khí độc và bụi
  • Hít phải dịch chứa trong dạ dày khi nôn
  • Truyền dịch vào hệ thống tĩnh mạch quá mức
  • Bệnh nhân bị di chứng sau khi cứu khỏi chết đuối
  • Hội chứng suy hô hấp cấp
  • Bị viêm phổi, phản ứng phụ của thuốc
  • Hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương, chấn thương sọ não.
  • Lên độ cao nhanh quá.
  • Đường dẫn bạch huyết tắc nghẽn do viêm hoặc do bị chèn ép bởi khối u lớn và phát triển nhanh.
  • Phù phổi sau khi chọc rút quá nhanh lượng lớn tràn dịch màng phổi hoặc cổ trướng (báng nước).
  • Phù phổi sau phẫu thuật tim có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể.
  • Tình trạng sốc giảm thể tích máu hoặc sốc nhiễm độc có thể có biến chứng là một thể phù phổi đặc biệt, chủ yếu là phù mô kẽ.
  • Đông máu nội mạch rải rác.

Triệu chứng phù phổi cấp

Triệu chứng phù phổi huyết động

Phù phổi cấp huyết động xảy ra đột ngột, thường vào ban đêm. Người bệnh cảm thấy ngạt thở, ho thành cơn dữ dội, thở nhanh và nông 40 – 60 lần/phút. Người tím tái, vật vã, lo lắng, vã mồi hôi lạnh, khạc đờm có màu hồng.

Biểu hiện lâm sàng:

Khi khám phổi có thể nghe thấy tiếng ran nổ khắp hai nền phổi; sa u lan nhanh ra hai phế trường nhanh chóng.

Khám tim thường khó nghe, nhịp tim nhanh, tiếng thứ 2 mạnh; mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp thay đổi,…

Triệu chứng cận lâm sàng:

X-quang tim phổi thấy hình ảnh phù phế nang dạng cánh bướm quanh rốn phổi; có hiện tượng tái phân phối máu ở phổi theo sơ đồ West theo tỷ lệ 1/1 hay 2/1.

Hình ảnh phù tổ chức kẽ, bóng tim thường to; giảm oxy máu cùng với giảm hoặc tăng CO2 máu; điện tim nhịp nhanh xoang,…

Triệu chứng phù phổi tổn thương

Triệu chứng lâm sàng khó thở, thở nhanh và nông dẫn đến suy hô hấp nặng nề. Nồng độ O2 trong máu giảm nhiều, khạc đờm có nhiều protein, áp lực động mạch phổi có thể bình thường. Hình ảnh X-quang thấy phù phế nang.

Điều trị phù phổi cấp

Phương pháp Nội khoa

Thở oxygen qua ống thông mũi hoặc mặt nạ để đạt được PO2 > 60 mmHg. Nếu hô hấp bị ức chế nặng, nên đặt nội khí quản và cho thở máy nếu cần thiết.

Điều trị lợi tiểu đường tĩnh mạch (Furosemid):

Thường được chỉ định thậm chí cả ở những bệnh nhân không có ứ dịch trước đó. Lợi tiểu quai tác động với 3 cơ chế: giãn mạch ngoại biên nhanh, lợi tiểu và giảm hậu tải nhẹ. Các phương thức tiếp cận khác để điều trị gồm các biện pháp làm giảm tiền gánh của thất trái. Điều này có thể được thực hiện bằng sử dụng các thuốc nitrat ngậm dưới lưỡi hoặc đường tĩnh mạch, trong các trường hợp không đáp ứng với điều trị thì chích máu tĩnh mạch khoảng 500ml máu hoặc lọc huyết tương.

Morfin sulfat có hiệu quả cao trong phù phổi cấp

Liều lượng ban đầu, từ 8mg đường tĩnh mạch (tiêm dưới da chỉ có hiệu quả trong những ca nhẹ) và có thể được lặp lại sau 2 – 4 giờ. Morfin làm tăng sức chứa của các tĩnh mạch, làm giảm áp lực nhĩ trái, và làm giảm nhẹ lo lắng của bệnh nhân, điều này có thể làm giảm hiệu quả thông khí. Tuy nhiên morfin có thể dẫn tới ứ CO2 và làm giảm động tác hô hấp. Thuốc chống chỉ định dùng cho những bệnh nhân có bệnh COPD, hen phế quản.

Aminophylin:

Co thắt phế quản có thể xảy ra trong phù phổi và bản thân nó có thể làm giảm oxy máu và khó thở nặng lên. Điều trị bằng cách hít các thuốc đối kháng beta giao cảm hoặc tiêm tĩnh mạch aminophylin nhưng cả hai có thể gây ra nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp thất. Đặc biệt ở những bệnh nhân có áp lực động mạch tăng, các thuốc giãn mạch như nitroprussid có thể có giá trị. Ở những bệnh nhân có tình trạng cung lượng tim thấp, đặc biệt khí có hạ huyết áp thì nên chỉ định các thuốc tăng sức co bóp cơ tim.

Cách phòng ngừa phù phổi cấp

Khó có thể phòng ngừa được bệnh phù phổi cấp, thế nhưng nếu áp dụng được các biện pháp sau có thể giúp bạn giảm được nguy cơ này:

  • Luôn kiểm soát huyết áp
  • Hạn chế ăn chất béo, chất béo bão hòa. Cần ăn nhiều chất xơ trong rau củ, trái cây tươi, cá.
  • Cần hạn chế ăn ít muối, không nên hút thuốc lá.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể thao
  • Cần kiểm soát trọng lượng cơ thể để tránh béo phì
  • Tránh căng thẳng, stress và cao huyết áp.

GIỎ HÀNG

ĐÓNG
Scroll To Top